Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu sự phân bố và xây dựng quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ một số loài tảo lục ăn được tại Cao Bằng
Lượt xem: 2260
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hoành Côi
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học
Thời gian thực hiện: Năm 2012-2014

I. Đặt vấn đề

Tảo là sinh vật quang hợp, có cấu trúc đơn giản và được xem như nguồn hợp chất tự nhiên tuyệt vời và mới lạ với các chất có hoạt tính sinh học có thể được bào chế thành các sản phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm được bào chế từ tảo Việt Nam. Cao Bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc nói chung có nhiều tài nguyên sinh vật, đa dạng về loài và nguồn gen. Tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật, trong đó có tảo lục làm thuốc cũng như làm thực phẩm rất độc đào, có truyền thống, mang bản sắc dân tộc.

Là tỉnh có nhiều sông, suối. Việc người dân sử dụng tảo lục như một loại thức ăn bổ dưỡng đã được ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu được triển khai về sử dụng tảo lục làm thực phẩm chức năng. Xuất phát từ thực tế này, từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự phân bố và xây dựng quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ loài tảo lục ăn được tại Cao Bằng”.

II. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu, đánh giá sự phân bố, đặc điểm sinh học, hình thái của một số loại tảo lục ăn được tại các sông, suối của tỉnh Cao Bằng;

- Phân tích thành phần hóa học; xây dựng quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ loài tảo lục ăn được;

III. Kết quả nghiên cứu

Sau 2 năm triển khai thực hiện, đề tài đã hoàn thành mục tiêu, nội dung đề ra, cụ thể:

1. Kết quả điều tra, khảo sát

- Đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá sự phân bố, đặc điểm sinh học, hình thái của một số loại tảo lục ăn được tại các sông, suối của tỉnh. Kết quả cho thấy: Tảo lục ăn được (Tò cày) tại Cao Bằng được người dân sử dụng như một loại thực phẩm được phân bổ ở hầu hết các sông, suối nhỏ tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng. Phân bố nhiều nhất ở các huyện phía đông, đông-nam và đông- bắc của tỉnh bào gồm các huyện: Hà Quảng, Thông Nông, Quảng Uyên, Hạ Lang, Phục Hòa, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, ở địa hình có nhiều núi đá vôi. Dự báo trữ lượng từ hàng chục đến trên 100 tấn Tảo tươi.

- Tảo lục có hình sợi dài, kích thước từ 60cm đến hơn 200 cm. Tảo có màu xanh thẫm, được phần loại thành 2 chi Cladophora.

2. Kết quả phân tích thành phần hóa học

- Qua nghiên cứu xác định Tảo lục Cao Bằng rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó, đạm chiếm từ 36% đến gần 40%, gluxit chiếm 13,74% và lipid chiếm 5,68% trọng lượng khô. Trong Tảo có chứa 14 axit amin, trong đó có 8 loại axit amin không thay thế. Về khoáng chất có 11 nguyên tốt cần cho cơ thể người. Trong Tảo có các vitamin nhóm B, A, D, E, C và Chlorophyll.

3. Xây dựng quy trình bào chế viên nén thực phẩm chức năng từ tảo lục

- Đã xây dựng thành công quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ Tảo lục Cao Bằng từ việc xử lý nguyên liệu ban đầu, chiết xuất Chlorophyll và các chất tan trong cồn;

- Bào chế được 5.000 viên nén với hàm lượng 250 mg/viên;

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở sản xuất thực phẩm làm cơ sở cho việc đăng ký chất lượng sản phẩm./.
Tin khác
1 2 














image advertisement