Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 2267
Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Lương Thanh Tuấn
Đơn vị thực hiện: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Thời gian thực hiện: 2015 – 2016
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh
I. Đặt vấn đề:
Việc xác định được sản phẩm chủ lực, hoặc sản phẩm có ưu thế của địa phương để có định hướng tác động để trở thành sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường là một yêu cầu thực tiễn, cấp thiết và mang tính chiến lược, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, là nơi cội nguồn cách mạng Việt Nam, là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản, có lợi thế về cửa khẩu với các nước bạn Trung Quốc, khí hậu ôn hòa với bốn mùa phân biệt, là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Cao Bằng hiện nay còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước và gặp khó khăn, nhất là việc xác định các sản phẩm chủ lực, định hướng và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương theo hướng ổn định, bền vững.
Do vậy, Chi cục đã thực hiện đề tài nhằm xác định danh mục các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm thuộc tiềm năng thế mạnh của tỉnh sẽ là căn cứ quan trọng để các ngành, các địa phương trong tỉnh xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương.

II. Mục tiêu
- Điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng các sản phẩm thuộc tiềm năng thế mạnh của địa phương, về các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Xác định danh mục một số sản phẩm chủ lực, sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, có thể phát triển trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh Cao Bằng. Xác định danh mục một số giải pháp phát triển nâng cao năng suất chất lượng.

III. Kết quả nghiên cứu
1) Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm thuộc tiềm năng thế mạnh của địa phương về các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,.. trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Về nông, lâm nghiệp: Từ kết quả điều tra cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 17 sản phẩm sản xuất với quy mô tương đối lớn, mang tính hàng hóa có giá trị thu nhập cao trên đơn vị diện tích, nếu có sự đầu tư đúng mức sẽ trở thành sản phẩm hàng hóa của địa phương và của tỉnh. Các sản phẩm nông lâm nghiệp đem lại doanh thu lớn tập trung vào các loại cây trồng phổ biến như: lúa, ngô, rau, đậu các loại, đậu tương, sắn, thuốc lá, mía đường, gia súc, gia cầm,… sản phẩm đặc thù của địa phương gồm: Cây ăn quả, dong riềng, thạch đen, trúc sào.
- Về công nghiệp: Đến nay đã ghi nhận và đăng ký được 199 điểm khoáng sản với 45 mỏ khoáng có quy mô từ nhỏ đến lớn, 147 biểu hiện khoáng sản và 7 điểm biểu hiện khoáng hóa của 22 loại khoáng sản như: than nâu, sắt, mangan, antimom, đồng, chì- kẽm, thiếc – volfram, baxit (nhôm), vàng, uran,… và xác định lĩnh vực sản xuất công nghiệp là thế mạnh của địa phương bao gồm: thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp đem lại doanh thu lớn nhất của địa phương: sản xuất thương phẩm; khai thác, chế biến thiếc thỏi; khai thác, chế biến kháng sản Tinh quặng Chì, kẽm; khai thác, chế biến khoáng sản quặng sắt.
- Về dịch vụ: Từ kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã xác định lĩnh vực dịch vụ là thế mạnh của địa phương là: Dịch vụ du lịch và dịch vụ thương mại. Đem lại doanh thu lớn bao gồm: Dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ tham quan du lịch, dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại biên giới.

2) Xác định danh mục một số giải pháp phát triển nâng cao năng suất chất lượng các sản phẩm chủ lực của tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và những năm tiếp theo:
- Về nông, lâm nghiệp: gồm 06 giải pháp về quy hoạch và tái cấu trúc ngành nông, lâm nghiệp
+ Về công tác tuyên truyền
+ Về cơ chế chính sách
+ Về khoa học công nghệ và phát triển nguồn lực
+ Về tổ chức sản xuất
+ Về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành
+ Về vốn đầu tư
- Về Công nghiệp: gồm 03 giải pháp
+ Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
+ Nhóm giải pháp về thị trường
+ Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ
- Về dịch vụ du lịch: gồm 03 giải pháp
+ Giải pháp về quy hoạch
+ Nhóm giải pháp về thị trường
+ Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ

IV. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện 400 triệu từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học

V. Kết luận và kiến nghị
Kết luận: Kết quả của việc nghiên cứu đã xác định danh mục các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm thuộc tiềm năng thế mạnh của tỉnh sẽ là căn cứ quan trọng để các ngành, các địa phương trong tỉnh xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp trong mỗi giai đoạn cụ thể và phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội địa phương.
Đề nghị các Sở Ngành liên quan làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực giai đoạn 2016 – 2020.
Tin khác
1 2 














image advertisement