Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu phát triển giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng miền Đông của tỉnh
Lượt xem: 2469
Chủ nhiệm dự án: ThS. Lý Văn Ký
Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng
Thời gian thực hiện: Năm 2012-2013

I. Đặt vấn đề
Sản xuất lúa gạo của vùng miền Đông đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh. Khoảng 79,8% dân số của tỉnh tham gia sản xuất lúa gạo. Trong 5 năm gần đây, năng suất lúa trung bình của tỉnh đạt 40-41,3 tạ/ha, sản lượng lúa đạt trên 125.000 tấn/năm. Việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất chủ yếu là lúa lai, nhiều giống không phù hợp với thời tiết, khí hậy và điều kiện canh tác của người dân, hạt lép nhiều, dẫn đến năng suất và sản lượng lúa thấp. Các giống lúa thuần mới năng suất cao, chất lượng tốt ít được cung ứng cho sản xuất.
Vì vậy, từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã triển khai đề tài Nghiên cứu phát triển giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng miền Đông của tỉnh.

II. Mục tiêu
Trồng thử nghiệm bộ giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất chất lượng cao, thời gian sinh trưởng 120-130 ngày, phù hợp với các huyện miền Đông góp phần chuyển đổi cơ cấu giống, chuyển dịch thời vụ, tăng thu nhập cho người trồng lúa và đảm bảo an toàn lương thực.

III. Kết quả thực hiện
1. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng canh tác lúa
- Đã tiến hành điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình canh tác lúa tại một số huyện miền Đông của tỉnh. Qua điều tra cho thấy đây là vùng đất khá rộng lớn có tiềm năng phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp với khối lượng lớn, như lúa, ngô, đậu tương, thuốc lá, mía. Tuy nhiên, khí hậu, thời tiết trong năm của các huyện miền Đông không thuận lợi cho sản xuất vụ Đông Xuân do thời tiết lạnh và khô.
- Diện tích sản xuất lúa hàng năm của các huyện miền Đông giai đoạn 2010-2013 đạt từ 11.876,1 đến 12.043,6ha, năng suất trung bình đạt 40 tạ/ha. Do hạn chế về cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác mà năng suất lúa của các huyện miền Đông còn thấp chưa phát huy được tiềm năng trong sản xuất lúa. Mặt khác việc đưa các giống lúa lai vào sản xuất có những giống không phù hợp với thời tiết, khí hậu và điều kiện canh tác của người dân, hạt lép nhiều, dẫn đến năng suất và sản lượng lúa thấp.

2. Kết quả trồng thử nghiệm 05 giống lúa thuần mới
- Để xác định được các giống lúa phù hợp với mục tiêu đặt ra, năm 2012 đã tổ chức nghiên cứu, trồng thử nghiệm 5 giống lúa thuần mới T10, RVT, ĐS1, VS1 và Trân Châu Hương tại 2 huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh với diện tích 6.000m2. Kết quả theo dõi, đánh giá các giống lúa thí nghiệm so với giống đối chứng Đoàn Kết cho thấy các giống lúa ĐS1, VS1, Trân Châu Hương là những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh khá, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, thời gian sinh trưởng 125 ngày.
- Sau khi phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy, các giống lúa ĐS1, VS1, Trân Châu Hương sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất 62-65 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 125 ngày phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

3. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm
- Đã xây dựng thành công mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa mới ĐS1, VS1, Trân Châu Hương với số hộ tham gia 90 hộ, quy mô 10 ha tại huyện Quảng Uyên. Kết quả, năng suất đạt từ 62-65 tạ/ha, thu nhập đạt 49,6-58,5 triệu đồng/ha, cao hơn giống lúa Đoàn Kết trong cùng điều kiện thâm canh. Phù hợp với sản xuất vụ mùa của các huyện miền Đông.

4. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và giống lúa mới cho người dân
- Đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh các giống lúa cho 50 người dân.
- Tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh trên đồng ruộng của các giống lúa ĐA1, VS1, Trân Châu Hương được người dân đánh giá cao.
- Xây dựng các Quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa thuần ĐS1, VS1, Trân Châu Hương để người dân áp dụng vào sản xuất.
Tin khác
1 2 














image advertisement