Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nuôi thử nghiệm cá quý hiếm sông Gâm tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 2660

Chủ nhiệm đề tài: Đoàn Thị Năm

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN

Thời gian thực hiện: 2004-2006

I. Đặt vấn đề

Qua điều tra sơ bộ của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bốn loài cá quý hiếm như: cá Chiên, cá Lăng, cá Bỗng, cá Anh vũ đều có ở đoạn sông gâm chảy qua huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng. Hiện nay bốn loài cá trên đang bị khai thác quá mức, hầu như đàn cá bị khai thác đều chưa thành thục về sinh sản, đánh bắt cả cá bố mẹ trong mùa sinh sản. Làm ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển bền vững của đàn cá tự nhiên. Vì vậy, việc tiến hành khảo sát, điều tra cơ bản là cần thiết để xác định bãi đẻ tự nhiên, nơi cư trú chủ yếu của chúng trên đoạn sông Gâm tỉnh Cao Bằng. Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn, khoanh nuôi, khai thác có quy hoạch và hợp lý. Mặt khác nhu cầu thị trường về các loài cá quý hiếm ngày càng lớn, nên việc nghiên cứu nuôi thử nghiệm đối với một số loài cá quý hiếm là cần thiết trong việc phát triển và nuôi trồng thủy sản. Từ thực tế đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đã triển khai thực hiện đề tài “Nuôi thử nghiệm cá quý hiếm sông Gâm tỉnh Cao Bằng”.

II. Mục tiêu

- Xác định bãi đẻ tự nhiên, nơi cư trú chủ yếu của chúng trên đoạn sông Gâm tỉnh Cao Bằng. Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn, khoanh nuôi, khai thác có quy hoạch và hợp lý đối với một số loài cá quý hiếm.

- Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá Bỗng tại Cao Bằng.

III. Kết quả nghiên cứu

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, nhóm thực hiện Dự án đã tiến hành 02 đợt điều tra, khảo sát thực tế và điều tra phỏng vấn các ngư dân vùng sông Gâm nhằm xác định bãi đẻ tự nhiên, nơi cư trú chủ yếu của chúng lưu vực sông Gâm huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng. Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn, khoanh nuôi, khai thác có quy hoạch và hợp lý đối với một số loài cá quý hiếm. Đồng thời tiến hành khảo sát tại sông Bằng Giang và sông Hiến tại thị xã Cao Bằng để xác định các loài cá và tìm địa điểm đặt mô hình nuôi cá thí nghiệm phù hợp với đặc điểm sinh học của chúng. Kết quả cụ thể như sau:

1. Kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng:

- Trên lưu vực thượng nguồn sông Gâm: Qua điều tra tại 02 huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc xác định có nhiều loại cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao sống tại thượng nguồn sông Gâm như: cá Cát trắng, cá Sứt mũi..., và một số loài cá được ghi trong sách đỏ như: cá Sỉnh, cá Rầm xanh, cá Hỏa, cá Chầy đất, cá Bỗng, cá Rai, cá Chiên, cá Anh vũ.

- Trên hệ thống sông Bằng Giang và sông Hiến: có các loài cá khá phong phú, có nhiều loài cá có giá trị kinh tế và quý hiếm, trong đó có một số loài cá được ghi trong sách đỏ như: cá Trắm đen, cá Cầy, cá Sỉnh, cá Rầm xanh, cá Hỏa, cá Chầy đất, cá Bỗng, cá Rai, cá Anh vũ, cá Lăng,…

2. Nuôi thử nghiệm:

- Đã tiến hành nuôi thử nghiệm cá Bỗng tại ao Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Trong quá trình nuôi áp dụng theo ký thuật nuôi của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Tháng 5/2005 nhập 2.776 con cá bột, có kích thước 10-15m m, đến tháng 5/2006 vét ao kiểm tra còn 669 con bằng 9,1 kg, chiều dài cá từ 8-9cm. Tỷ lệ nuôi sống đạt 24% ở mức bình thường.

3. Kết quả điều tra môi trường:

- Để có thêm cơ sở kết luận việc nuôi thử nghiệm tại ao Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN có thích hợp hay không, đề tài đã tiến hành phân tích môi trường nước tại sông Gâm, sông Bằng Giang và ao nuôi. Kết quả cho thấy:

+ So với tiêu chuẩn Việt Nam, đa số các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên hàm lượng sắt trong ao nuôi quá cao (1,1m/l), làm cho cá nhỏ rất dễ bị chết, hàm lượng các chỉ tiêu COD, NH4, PO4, Clorophyl-a thấp cho thấy ao nuôi nghèo dinh dưỡng.

+ So với môi trường nước sông Gâm, môi trường nước ở ao nuôi là nước tĩnh, nhiệt độ, hàm lượng Fe, O2 hòa tan cao hơn, nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá.

Từ các kết quả trên cho thấy cá Bỗng có thể nuôi trong ao, song tốc độ tăng trưởng chậm, không phù hợp cho mô hình nuôi trồng thủy sản để phát triển nhằm tăng lợi nhuận kinh tế trong việc nuôi cá Bỗng.

Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement