Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô nhân giống khoai tây
Lượt xem: 2680

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Nông Thanh Mẫn

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN

Thời gian thực hiện: 2004-2006

I. Đặt vấn đề

Khoai tây là cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, song việc trồng khoai tây ở Cao Bằng chủ yếu là tự cung tự cấp, chưa đi vào sản xuất hàng hoá, mặc dù có những vùng như Hoà An, Trà Lĩnh là nơi có tiểu khí hậu rất phù hợp cho sản xuất khoai tây. Nguyên nhân là do khoai tây thương phẩm có phẩm chất kém, không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu chế biến. Các giống khoai tây đang được trồng ở địa phương hiện nay là các giống đã được nhập nội từ những năm 80-90, không được phục tráng để lựa chọn cũng như thiếu nguồn giống mới để lựa chọn, một số người dân có sử dụng giống khoai tây Trung Quốc và một số loại giống khoai tây có năng suất cao nhưng phẩm chất kém nên không được thị trường ưa chuộng. Xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đã triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô nhân giống khoai tây”.

II. Mục tiêu

- Tạo được cây con và củ giống khoai tây sạch bệnh, đồng đều bằng nuôi cấy mô tế bào tại Cao Bằng, cung cấp cho tỉnh nhà giống khoai tây mới có năng suất, chất lượng cao. Duy trì giống sạch bệnh trong ống nghiệm, giảm chi phí vận chuyển.

- Triển khai trồng nhân giống 2 vụ/ năm tại một số huyện trong tỉnh để rút ngắn thời gian trong quy trình nhân giống, sớm đưa được giống mới vào sản xuất.

III. Kết quả nghiên cứu

Qua hai năm nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm công nghệ sản xuất giống khoai tây bằng nuôi cấy mô tại Cao Bằng, đề tài đã hoàn thành được mục tiêu đề ra, thực hiện đầy đủ các khâu từ đưa mẫu cấy mô đến tạo giống xác nhận cho sản xuất đại trà. Kết quả cụ thể như sau:

1. Học tập công nghệ nuôi cấy mô tế bào:

Dự án đã cử hai cán bộ kỹ thuật đi học tập tại Viện sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Qua 2 tháng học tập các đồng chí đã nắm bắt được các kỹ thuật cơ bản và tiếp nhận quy trình công nghệ nhân giống khoai tây bằng nuôi cấy mô, triển khai áp dụng thực tế tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN.

2.Nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm:

Trong 8 tháng đã tiến hành nuôi cấy và nhân chồi trong ống nghiệm được 3 đợt với 2.283 củ khoai bi trong điều kiện: nhiệt độ 22-250C, cường độ ánh sáng 3000 lux, thời gian chiếu sáng 16 giờ/ ngày, mọi thao tác kỹ thuật đều tuân thủ quy trình của Viện sinh học Nông nghiệp. Số củ được tạo ra trong ống nghiệm có chất lượng tốt, tuy nhiên kích thức củ theo tiêu chuẩn còn nhỏ, số lượng củ thu được không nhiều, đem trồng chủ yếu cho củ nhỏ, trên thực tế tạo củ trong ống nghiệm chỉ để tận thu chồi, tạo nguồn và giữ giống gốc cho công tác nhân mô tiếp theo.

3. Nhân hom trên giá thể trấu hun và thuỷ canh trong nhà lưới chống côn trùng:

- Sau khi cây được cấy trên trấu hun từ 12-17 ngày, tiến hành cắt giâm từ 1 rổ nhân ra được 2 rổ, tưới phun mù giữ ẩm 4 lần/ngày, sau 30 ngày tỉ lệ thành cây đạt 100%.

- Đề tài đã nhân được lượng giống: 10.120 cây con, 2.283 củ siêu bi, 54kg củ siêu bi nguyên chủng, 251 kg củ giống nguyên chủng và sản phẩm cuối cùng là 520 kg củ khoai tây giống xác nhận.

4. Trồng trên đồng ruộng:

- Đã trồng thử nghiệm tại nhiều vùng khác nhau trong tỉnh và trồng trong 4 vụ. Trong đó, vụ xuân hè có thời gian từ trồng đến thu hoạch là 98 ngày. Vụ đông xuân từ trồng đến thu hoạch là 83 ngày. Sức sống của cây đạt ở mức khá, độ đồng đều giữa các khóm được đánh giá cao, ít sâu bệnh, năng suất trung bình đạt từ 100-120 củ/m2.

- từ kết quả của đề tài, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Chỉ tổ chức gieo trồng 3 vụ để rút ngắn thời gian tạo giống: từ tháng 11 năm trước tới tháng 6 năm sau (gồm: vụ đông sớm từ tháng 10-12, vụ đông xuân từ tháng 1-3, vụ xuân hè từ tháng 4-6). Đặc biệt vụ xuân hè có thể cung cấp giống cho vùng đồng bằng sông Hồng trồng vụ sớm (tháng 10), thì thời gian bảo quản ngắn, sẽ đảm bảo chất lượng củ giống tốt hơn./.

Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement