Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn vietgap tại Hòa An, thành phố Cao Bằng
Lượt xem: 329
Tổ chức chủ trì: Công ty cổ phần Chuyên doanh thuốc lá Cao Bằng

Chủ nhiệm dự án: Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Lương

Thời gian thực hiện: 2019 -2021
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học Nông nghiệp

 I. Đặt vấn đề:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có Hợp tác xã sản xuất RAT, vai trò của Hợp tác xã trong việc giám sát và tổ chức tiêu thụ rau hầu như không có. Do đặc thù sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro cao, nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất RAT tập trung với quy mô lớn, chủ yếu sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, manh mún, hầu hết các hộ trồng rau đều sản xuất theo hinh thức chuyên canh truyền thống, sản xuất chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng rau mà ít quan tâm đến chất lượng an toàn thực phẩm, nên tình trạng sử dụng phân bón, thời gian cách ly, bảo quản sau thu hoạch không đảm bảo thời gian cách ly, việc bảo quản sau thu hoạch không đảm bảo an toàn.Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở bảo quản, sơ chế, đóng gói, chủ yếu do người dân tự sản xuất, thu hoạch và đưa ra thị trường tiêu thụ tập trung tại chợ đầu mối (chợ Xanh  thành  phố Cao  Bằng),  các  chợ thị trấn,  thị tứ và các điểm  nhỏ lẻ trên  các  trục đường chính. Hiện tại, chưa có cơ sở nào được cấp giấy chứng nhận “Đủ điều kiện sản xuất RAT” và chứng nhận “Đủ điều kiện kinh doanh RAT”, các chủ cơ sở, người lao động chưa được xác nhận đã qua đào tạo kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liêu bao gói chứa đựng thực phẩm.... Để phát huy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trong những năm tới, đáp ứng nhu cầu cho nhân dân tỉnh Cao Bằng, việc thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hòa An, thành phố Cao Bằng” là rất cần thiết, để từ đó có thể nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.
 
II. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng thành công mô hình tổ chức quản lý sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm RAT theo quy trình VietGAP quy mô 02 ha tại huyện Hòa An và thành phố Cao  Bằng, liên kết  nông dân, doanh nghiệp, góp  phần nâng cao thu nhập cho người trồng rau tại huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng;
- Cán bộ khuyến nông và nông dân tại vùng dự án được tăng cường năng lực về quy trình trồng và chăm sóc, thu hoạch RAT theo VietGAP thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn và tập huấn kỹ thuật;
- Duy trì và củng cố mô hình thành điểm sản xuất RAT theo quy trình VietGAP, từng bước nhân rộng mô hình ra các địa phương khác có điều kiện tương tự, tiến tới mục tiêu các vùng sản xuất rau trọng điểm trên địa bàn tỉnh đều sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP.
 
III. Kết quả nghiên cứu:
Dự án đã thực hiện đầy đủ 04 nội dung theo thuyết minh được phê duyệt, trong đó nội dung xây dựng mô hình đã thực hiện 4,88 ha, vượt 2,88 ha so với yêu cầu. Cụ thể:
- Nội dung 1:
+ Đã khảo sát và lựa chọn được 2 vùng sản xuất RAT theo VietGAP quy mô 4,88 ha (so với 2,0 ha trong TMDA) và thành lập được 2 Tổợp tác sản xuất RAT theo VietGAP với 55 thành viên tham gia: Tổ hợp tác sản xuất RAT xóm Thái Cường,  thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An (với 30 hộ nông dân, diện tích 3,88 ha, 7 loại rau).Tổ hợp tác sản xuất RAT xóm 5, xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng (với 25 hộ nông dân, diện tích 1,0 ha, 7 loại rau).

- Nội dung 2:
+ Đào tạo được 10 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho 100 nông dân nắm bắt được kỹ thuật sản xuất RAT theo VietGAP nhằm nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng hoá chất, phân bón, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
+ Đã đào tạo được 10 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho 100 nông dân nắm bắt được kỹ thuật sản xuất RAT theo VietGAP nhằm nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng hoá chất, phân bón, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.

- Nội dung 3:
+ Đã xây dựng được mô hình sản xuất RATvới 8 loại rau gồm: cà chua, cà chua ghép, cải bắp, cải ăn lá, su hào, bí ngồi, bí xanh, dưa chuột, với tổng diện tích gieo trồng đạt  18,65  ha (so  với  17ha trong  TMDA),  sản lượng  473,65  tấn  (so với 250 tấn trong TMDA). Xây dựng được 2 nhà lưới sản xuất RAT (có hệ thống tưới) với tổng điện tích 600m2 và 2 nhà sơ chế rau với tổng diện tích 200 m2 (bằng nguồn vốn đối ứng của Tổ chức chủ trì và thành viên Tổ hợp tác).

- Nội dung 4:
+ Sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, được thiết kế logo cho mỗi sản phẩm và mã QR để truy xuất nguồn gốc khi cần thiết. Bước đầu hình thành được chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm rau với sự tham gia của các Tổ chức, cá nhân, dần hình thành phương thức sản xuất mới.  
+ Đã hoàn thành bộ tài liệu gồm 8 quy trình sản xuất RAT theo VietGAP (những loại rau trong Dự án) phù hợp với điều kiện của tỉnh Cao Bằng.

Tin khác
1 2 














image advertisement