Nghiên cứu phát triển giống nấm Linh chi đen thành sản phẩm hàng hóa có giá trị tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Cơ quan chủ trì thực hiện: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Lưu Hồng Sơn
Thời gian thực hiện: 2020 – 2023
I – Đặt vấn đề
Nấm Linh chi đen (LCĐ) là loài nấm dược liệu họ nấm gỗ đã được khẳng định là có ích cho sức khỏe con người với tác dụng tốt như chữa suy nhược thần kinh, các bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm lượng đường và cholestrol trong máu, có tác dụng chống ô xy hóa, bảo vệ gan, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Hiên nay loại nấm này đã được nghiên cứu tại nhiều cơ quan, phòng thí nghiệm tại Việt Nam nhưng trên thực tế vẫn còn rất hạn chế trong việc cung cấp, phục vụ cho đông đảo nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động. Do giá thành cao , nấm LCĐ cũng là khó khăn lớn cho những bệnh nhân điều trị ung thư, thường cạn kệt kinh tế vì những chi phí tốn kém cho các liệu trình điều trị khối u. Với những kết quả nghiên cứu bước đầu đã đạt được nhóm đề tài đã nhận thấy đề tài khoa học và công nghệ: “Nghiên cứu phát triển giống nấm LCĐ (Ganoderma Subresinosu) thành sản phẩm hàng hóa có giá trị tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” phù hợp với nhu cầu xã hội, có khả năng mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
II – Kết quả nghiên cứu:
Nội dung 1: Điều tra, thu thập giống nấm LCĐ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Kết quả điều tra trên 5 tuyến với tổng chiều dài 40,4km điều tra hiện trường tại 5 xã thuộc huyện Bảo Lạc , cho thấy Nấm LCĐ được bắt gặp 21 lần với 64 cá thể. Nhóm đề tài đã xác định được loài nấm Linh chi chỉ xuất hiện tại 3 xã của Bảo Lạc (Hồng Trị, Bảo Toàn, Cô Ba); Nấm LCĐ Bảo Lạc mọc khu vực xuất hiện cây Sau Sau, May keẹc khảo trong điều kiện ẩm độ cao, nhiều bụi cây mọc trên cùng một sinh cánh. Nấm LCD là loại nấm gỗ có cấu tạo gồm 2 phần là phần cuống nấm và mũ nấm, Khi cây nấm trưởng thành có màu đen từ phần cuống nấm tới phần mũ nấm; cống nấm thẳng hoặc hơi phân nhánh có hình trụ hơi hẹp mở rộng phần thân nấm; Mũ nấm có hình bán nguyệt hoặc hình quạt, mô thịt nấm dày 3 – 6mm ở cuống và giảm dần về mép.
Nội dung 2: Phân lập và sản xuất giống nấm LCĐ Cao Bằng
Đã nghiên cứu được ảnh hưởng của loại môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh giống nấm LCĐ từ mô thịt nấm. Thười gian bắt đầu hình thành sợi tơ từ mô nấm từ 2 – 5 ngày sau khi phân lập. Hệ sợi nấm LCĐ phát triển tốt nhất trên môi trường PDA-CT thành phần khoai tây 100g/l, nấm sò 200g/l, đường 20g/l, peptone 4g/l. Kích thuộc hệ sợi nấm lạc nấm đạt 9,95 +- 0,15cm; Nghiên cứu xác định vị trí mảnh mô thu nhận từ cuống nấm và thân nấm cho kết quả phân lập bằng quá trình nuôi cấy mô tốt nhất; Quá trình thử nghiệm cho thấy giá thể tăm bông phù hợp với quy trình nhân giống nấm với các công thức có bổ sung khoai tây, nấm sò và môi trường YEPD. Không phát triển với hỗn hợp phối trộn thiếu nguồn dinh dưỡng hữu cơ; Quy trình nhân giống nấm LCĐ trên thạch xác định hàm lượng agar 10 gam/l bổ sung vào môi trường PDA-CT làm môi trường nhân giống cấp 1 là môi trường tốt nhất cho hệ sợi nấm LCĐ phát triển giúp rút ngắn thười gian nhân giống cũng như tạo ta được nguồn giống có hệ sợi phát triển mạnh, dễ thao tác khi nuôi cấy. Quy trình nhân giống cấp II thu được kết quả tốt nhất trên môi trường giá thể tăm bông, số lượng 4 que tăm bông/bịch cơ chất thóc cho thời gian lam phủ hệ sợi từ 14 – 16 ngày nôi cấy với hệ sợi nấm có màu trăng, khỏe, sợi dài và dày.
Kết quả thử nghiệm nhân giống nấm LCĐ trên hỗn hợp mùn cưa xác định mùn cưa có thể là môi trường nhân giống nấm cấp II, khi được cấy giống cấp I nhưng có thời gian lan phủ chậm hơn so với các loại cơ chất như: Thóc, tăm bông. Thời gian lan phủ kín bề mặt sau 25 – 30 ngày nuôi cấy.
Nội dung 3: Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nuôi trồng giống nấm LCĐ
Đã xác định được ảnh hưởng của độ ẩm giá thể đến giai đoạn ươm sợi nấm LCĐ thu nhận tại huyện Bảo lạc, Cao Bằng. Độ ẩm 60%, 70% cho kết quả hệ sợi nấm phát triển tốt nhất; Công thức phối trộn thích hợp cho hệ sợi nấm phát triển gồm 90% mùn cưa, bổ sung 10% cám gạo hoặc kết hợp cám gạo bổ sung đường mía từ 1 – 3% hoặc bổ sung MgSO4(1%), CaCO3(1%); Thời vụ thích hợp cho ra quả thể nấm LCĐ là các mùa xuân, hè, thu với tỷ lệ 87 – 97%. Quả thể khi vừa xuất hiện có màu trắng và chuyển dần sang màu đen trong khi phát triển. Thường mọc đơn lẻ hoặc 1 số trường hợp ít thấy mọc thành cụm; Nấm LCĐ phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng khuếch tán từ 500 – 700 lũ (dưới bóng cây và dưới mái che), chiếu đều từ mọi phía, không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Sợi nấm phát triển đồng đều, màu trắng, bao phủ cơ chất sau 20 – 30 ngày nuôi cấy. Thời gian hình thành thể quả từ 2 – 3 tháng; Thời gian bảo quản giống được xác định từ 1 – 2 tháng. Thời gian bảo quản này không làm ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm cũng như khả năng hình thành thể quả. Với thời gian bảo quản lâu từ 4 – 5 tháng, sợi nấm phát triển kém, nhiều khu vực đã ngừng hoạt động, tỷ lệ nhiễm hỏng cao; Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tới sự hình thành và phát triển của thể quả nấm LCĐ xác định giá thể gỗ thích hợp cho nuôi trồng nấm LCĐ gồm gỗ keo, gỗ may keẹc khảo có thời gian ăn kín bịch từ 10 – 14 ngày, thời gian xuất hiện thể quả từ 50 – 60 ngày, tỷ lệ hình thành quả thể từ 82 – 96% trong đó gỗ may keẹc khảo có tỷ lệ hình thành quả thể cao nhất tiếp đến là gỗ keo.
Nội dung 4: Xây dựng mô hình nuôi giống nấm LCĐ Cao Bằng với quy mô 5.000 bịch tại huyện Bảo Lạc Cao Bằng.
Thiết kế - lựa chọn mô hình trồng nấm LCĐ tại xã Bảo Toàn, huyện Bảo Lạc
Điều kiện môi trường: Có nhiều bóng cây che phủ, kín gió, độ ẩm cao, gần nguồn nước; Hình thức nuôi trồng: Không sử dụng lán trại, tận dụng các điều kiện tự nhiên của địa phương; Số lượng bịch nuôi/mô hình: 5.000 bịch, các bịch nấm được bố trí trên các khay cách mặt đất khoảng 20 cm để tránh một số loại côn trùng trên mặt đất, nhất là mối và sên; Nguyên liệu đóng bịch: Khối gỗ keo; Số lượng nguyên liệu sản xuất mô hình: Quy mô 5 tấn nguyên liệu.
Sản xuất 5.000 bịch nấm LCĐ, đơn vị triển khai tại Trường Đại học Nông lâm: Các bịch nấm được sản xuất dựa trên kết quả tối ưu từ các nghiên cứu trước đó. Sau khi sợi nấm phát triển mạnh, các bịch nấm được chuyển giao cho mô hình tại xã Bảo Toàn, Cao Bằng. Dưới các điều kiện khí hậu tự nhiên của địa phương, tiến hành kích thích tạo thể quả.
Chăm sóc 5.000 bịch nấm LCĐ Cao Bằng với quy mô 5.000 bịch tại Bảo lạc, Cao Bằng
Thu hoạch và sơ chế nấm LCĐ
Nội dung 5: Sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm từ nấm LCĐ Cao Bằng (cao nấm LCĐ, trà hòa tan LCĐ
Phân tích đánh giá chất lượng, hàm lượng các thành phần hoạt chất trng nấm LCĐ trồng tại Bảo Lạc – Cao Bằng và nấm LCĐ thi hái từ môi trường tự nhiên.
Sản xuất thử nghiệm cao nấm LCĐ Cao Bằng
Nghiên cứu kích thước nấm LC đến hiệu quả trích ly polysaccharide từ nấm LCĐ
Nghiên cứu lựa chọn dung môi thích hợp trích lý polysaccharide tổng số
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nấm LCĐ với dung môi trích ly từ nấm LCĐ. Sau đó tối ưu hóa quy trình tách chiết pysaccharide tổng số từ nấm LCĐ. Mục đích của việc tối ưu hóa là để đạt hiệu quả tách chiết polysaccharide tổng số cao nhất. Dựa trên cơ sở đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tách chiết polysaccharide tổng số đơn yếu tố, lựa chọn 3 yếu tố tiêu biểu để tiến hành tối ưu hóa quy trình trích ly; khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quay trình cô đặc dịch chiết nấm LCĐ: Khi nhiệt độ cao, sản sinh ra các chất độc, gâu màu và múi khét, làm giảm chất lượng của sản phẩm. Nếu nhiệt độ cô đặc thấp thì hiệu suất cô đặc thấp, thời gian cô đặc lâu và mất đi một số hoạt chất.
Quá trình chiết tách nhằm chiết các hoạt chất sinh học và các chất hòa tan trong nguyên liệu ra dung môi chiết theo quy trình: Ethanol: 72,34%; DM/NL: 16,37/1 (ml/g); siêu âm 4,43 phút; chiết 700C; chiết 120 phút đã cho kết quả chiết polysaccharide cao nhất. Từ đó đưa ra được quy trình sản xuất cao, trà hòa tan nấm LCĐ dựa trên các kết quả nghiên cứu.
Hoàn thiện quy trình sản xuất cao nấm LCĐ: Sản xuất thử nghiệm 100 hộp, 200g cao nấm LCĐ; thiết kế bao bì, đóng gói sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm (bao bì thiết kế đầy đủ thông số của sản phẩm, được đóng gói và kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, thành phần hóa học, chỉ tiêu vi sinh….; xây dựng TCCS cho sản phẩm cao nấm LCĐ
Nội dung 6: Tổ chức tập huấn kỹ thuật và tổ chức hội nghị đầu bờ:
Tổ chức tập huấn kỹ thuật: được 01 lớp gồm 5 học viên( đối tượng: cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Cao Bằng) về kỹ thuật phân lập, nhâm giống và kỹ thuật trồng
Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng nấm LCĐ Cao Bằng cho người dân và cán bộ địa phương tại Bảo Toàn, Bảo Lạc, Cao Bằng: 01 lớp gồm 40 học viên (Đối tượng cán bộ huyện, cán bộ xã và hộ nông dân
Tổ chức hội nghị đầu bờ: 01 hội nghị cho 50 người (Cơ quan quản lý, cán bộ huyện, xã và hộ nông dân)tại Thị trấn Bảo Lạc – Cao Bằng