Phát triển sản phẩm Miến Dong theo chuỗi giá trị tại huyện Nguyên Bình, Hòa An tỉnh Cao Bằng
Cơ quan chủ trì thực hiện: Trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Dương Thị Tình
Thời gian thực hiện: 2022 – 2024
I – Đặt vấn đề
Cây dong riềng là giống cây công nghiệp rất dễ trồng, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác của người dân vùng cao, đặc biệt là cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo cho người dân nhiều vùng khu vực miền núi phía Bắc trong đó có tỉnh Cao Bằng.
Trong quá trình điều tra sơ bộ tại 02 huyện Nguyên Bình và Hòa An, kết quả cho thấy một số HTX trong thời gian qua đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ địa phương như: HTX Tân Việt Á, HTX Án Lại...Vì vậy, đề tài nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn một số HTX khác có điều kiện phát triển nhưng chưa nhận được nhiều hỗ trợ từ địa phương. Theo đó: tại huyện Nguyên Bình có HTX dong riềng Trung Hiếu đang tập trung sản xuất với quy mô khá lớn, sản xuất cả 02 loại miến với chất lượng khá và cũng bắt đầu tập trung đến mẫu mã, đóng gói sản phẩm. Thêm vào đó, giám đốc HTX là người trẻ tuổi, có trình độ đại học nên việc tiếp cận với phương thức sản xuất và quảng bá hiện đại tương đối thuận lợi. Tại huyện Hòa An có HTX Nà Danh có quy mồ sản xuất dong riềng và bột dong lớn, hàng năm tiêu thụ lượng dong riềng rất lớn cho địa phương và sản xuất bột dong bán cho các tỉnh khác khá nhiều song HTX hầu như chưa đầu tư về mẫu mã, bao bì nên thương hiệu miến Án Lại chưa được HTX sử dụng mà chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Hơn nữa, máy móc phục vụ sản xuất cả 2 HTX đều đã cũ và chưa được đầu tư; phương thức canh tác truyền thống chưa áp dụng tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Phương pháp, hình thức quảng bá sản phẩm khá đơn giản, mức độ đầu tư thấp nên sản phẩm miến dong chưa được nhiều người tiêu dùng ngoài tỉnh biết đến. Do đó, đề tài sẽ tập trung hỗ trợ thêm máy móc, đầu tư thiết kế bao bì, túi hộp, mã Qrcode và hỗ trợ quy trình công nghệ trồng, chăm sóc dong riềng theo tiêu chuẩn VietGAP định hướng hữu cơ.. .cho 02 HTX này nhằm giúp HTX có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.
Việc phát triển sản phẩm miến dong tại 2 huyện vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, chưa theo chuỗi giá trị, sự liên kết giữa Người dân - HTX/DN - Nhà Nước - Nhà khoa học - Ngân hàng không chặt chẽ nên giá trị gia tăng trong từng tác nhân của chuỗi sản phẩm còn thấp. Sự liên kết giữa người dân và HTX mang tính theo mùa vụ. Ngoài ra, trong công tác tiêu thụ sản phẩm miến dong chưa đạt hiệu quả cao, kỹ năng kiến thức về quản trị kinh doanh, marketing, quảng cáo còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm miến dong không ốn định khiến quá trình trồng và sản xuất miến dong chịu ảnh hưởng. Hơn nữa, sản lượng tiêu thụ và chất lượng sản xuất miến dong chưa xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Đe nâng cao chuỗi giá trị sản xuất miến dong tại tỉnh Cao Bằne, các tác nhân tham gia vào chuỗi phải có những cam kết liên kết hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ và cần cỏ đội ngũ các nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông học, kinh tế hỗ trợ, tập huấn cho các hộ dân/HTX/DN các kiến thức về quản lý, quản trị kinh doanh, marketing nhằm mở rộng quy mô, nâng cao giá trị sản phẩm.
Vì vậy, cần thiết phải có một mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phấm miến dong tại huyện Nguyên Bình, Hòa An đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc thực hiện đề tài “Phát triển sản phẩm miến dong theo chuỗi giả trị tại huyện Nguyên Bình, Hòa An tỉnh Cao Bằng” là rất cần thiết, góp phần đề xuất các giải pháp khả thi hoàn thiện và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị.
II – Kết quả nghiên cứu:
Nội dung 1: Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miến dong theo chuỗi giá trị tại Cao Bằng
Trên cơ sở thực trạng phát triến miến dong theo chuỗi giá trị của tỉnh Cao Bằng. Phát triển miến dong trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được tỉnh quan tâm thông qua việc ban hành các chính sách phát triến sản xuất và hỗ trợ sản xuất,... các chính sách nhìn chung là phù hợp với điều kiện của địa phương, góp phần thúc đẩy sản xuất nông sản của địa phương phát triển. Đe tài đã thực hiện việc đi sâu nghiên cứu hỗ trợ hoàn thiện 02 mô hình chuỗi giá trị miến dong gồm: (1) Mô hình của HTX Trung Hiếu; (2) Mô hình của HTX Nà Danh. Nghiên cứu đã tập trung phân tích thực trạng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, hoạt động của các tác nhân trong chuỗi, mức độ liên kết trong chuỗi, đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển chuỗi giá trị nông sản, những thành công và hạn chế trong chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó, đề xuất những giải pháp phù hợp hoàn thiện mô hình mẫu và gợi ý giải pháp chung nhằm nhân rộng mô hình chuỗi giá trị cho các sản phấm nông sản khác của tỉnh Cao Bằng.
Để nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm miến dong theo chuỗi giá trị, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm đến công tác xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tháng 2/2013, dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể miến dong Nguyên Bình dùng cho sản phẩm miến dong của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt. Đây là điều kiện quan trọng và là hướng đi đúng để sản phẩm miến dong của huvện Nguyên Bình mở rộng phạm vi quảng bá, giới thiệu sản phẩm và từng bước tạo dựng thương hiệu nhằm chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài tỉnh. Đến tháng 2/2017, huyện Nguyên Bình tổ chức công bố và đón nhận Văn bằng bảo hộ Thương hiệu tập thể cho miến dong Nguyên Bình. Cây dong riềng được Đảng bộ huyện Nguyên Bình đưa vào Nghị quyết và chương trình trọng tâm của huyện giai đoạn 2015 - 2020. Với quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện và sự đồng thuận cao của hộ sản xuất, kinh doanh, miến dong Nguyên Bình ngày càng giữ được uy tín và mở rộng thị trường, phát huy thế mạnh phát triển nền kinh tế xanh bền vững, thân thiện với môi trưòng.
Nghị quyết số: 20/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng ngày 12 tháng 07 năm 2019 ban hành về việc ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo đó Nghị quyết sẽ quy định hỗ trợ đối với doanh nghiệp, họp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có tính đặc thù trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Các dự án vùng nguyên liệu mà nhà đầu tư khi xây dựng có hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu ổn định với người dân; dự án chế biến nông sản sử dụng nguyên liệu địa phương; sử dụng nhiều lao động địa phương; dự án có quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và ít phát thải; dự án tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường; dự án gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg.
Ngày 29/12/2022, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành quyết định số 1972/QĐ- UBND về việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Cao Bằng năm 2022. Theo đó, sản phẩm miến dong Tân Việt Á của Hợp tác xã nông sản Tân Việt Á là một trong 19 bộ sản phẩm, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biếu tỉnh Cao Bằng năm 2022.
Trên cơ sở định hướng của tỉnh Cao Bằng, huyện Nguyên Bình và huyện Hòa An đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với ƯBND các xã trực tiếp làm việc với các chủ thể sản phẩm để rà soát, tổng họp theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg hỗ trợ các chủ thể sản xuất chuẩn bị hồ sơ đề xuất theo quy định. Các hoạt động hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất miến dong tham gia Chương trình OCOP được tố chức thực hiện có chiều sâu, nhiều hợp tác xã sản xuất miến dong đã được hỗ trợ để được công nhận sản phẩm OCOP và được vận động để tham gia chương trình OCOP như Họp tác xã nông sản Tân Việt Á, Họp tác xã dong riềng Trung Hiếu, Cơ sở sản xuất miến dong Minh Đào, Cơ sở miến dong Khánh Hoa, Hợp tác xã Án Lại...Huyện Nguyên Bình và huyện Hòa An luôn khuyến khích các cơ sở sản xuất, các họp tác xã sản xuất và chế biến miến dong mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện kiểu dáng, bao bì sản phẩm, bảo đảm thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Chú trọng xây đựng kênh phân phối, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thưong mại, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm lâu dài, ổn định. Năm 2022, sản phẩm miến dong của huyện Nguyên Bình và huyện Hòa An đã được hai huyện quan tâm, tố chức tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại Lễ hội ẩm thực và du lịch làng nghề Hà Nội năm 2022 nhằm giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm miến dong. Qua đó hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm miến dong trên địa bàn hai huyện xúc tiến tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ. Qua phân tích cho thấy, tỉnh Cao Bằng và hai huyện Nguyên Bình, Hòa An đã có những quan tâm, có những hỗ trợ để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miến dong theo chuỗi giá trị. Trong khi diện tích và sản lượng dong riềng của huyện Nguyên Bình và huyện Hòa An liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2020-2022 thì các chính sách phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miến dong theo chuỗi giá trị của tỉnh Cao Bằng và hai huyện Nguyên Bình, Hòa An là chưa thực sự rõ ràng và chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của huyện Nguyên Bình và huyện Hòa An trong phát triển sản phẩm miến dong.
Nội dung 2: Xây dựng, hoàn thiện và chuyển giao quy trình công nghệ trồng và chăm sóc dong giềng theo tiêu chuẩn VietGap định hướng hữu cơ tại huyện Nguyên Bình và Hòa An (25ha huyện Nguyên Bình và 10 ha huyện Hòa An)
- Xây dựng, hoàn thiện và chuyển giao quy trình công nghệ trồng, chăm sóc dong riềng theo tiêu chuẩn VietGAP định hướng hữu cơ (25ha tại huyện Nguyên Bình; 10ha tại huyện Hòa An).
- Hỗ trợ 42.000kg phân bón hữu cơ, 63.000 kg giống cây dong riềng cho 35ha tại huyện Nguyên Bình, Hòa An theo định mức kỹ thuật tiêu chuẩn VietGAP (Theo bản hướng dẫn kỹ thuật, xác định được định mức phù hợp 1.200kg phân bón/lha, 1,800kg củ gi ống/1 ha) để xây dựng mô hình trồng; Các hộ dân đối ứng 50% theo quy định. Trong đó:
- Huyện Nguyên Bình 25ha: tính theo định mức được hỗ trợ 30.000 kg phân bón hữu cơ, 45.000kg củ giống dong riềng;
+ Huyện Hòa An 10ha: tính theo định mức được hỗ trợ 12.000kg phân bón hữu cơ, 18.000kg củ giống dong riềng; Cấp giấy Chứng nhận VietGAP cho 25ha đạt tiêu chuẩn VietGAP, trong đó, huyện Nguyên Bình 20ha, huyện Hòa An 5ha; Quy trình công nghệ trồng, chăm sóc dong riềng theo tiêu chuẩn VietGAP định hướng hữu cơ tại huyện Nguyên Bình, Hòa An;
+ Giấy Chứng nhận 25ha dong riềng theo tiêu chuẩn VietGAP: 20ha tại huyện Nguyên Bình; 5ha tại huyện Hòa An.
Nội dung 3: Ứng dụng chuyển giao công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm miến dong:
- Hỗ trợ tư vấn lựa chọn máy móc thiết bị 02 máy sản xuất/ẻp miến phù hợp với nhu cầu sản xuất của HTX Trung Hiếu huyện Nguyên Bình và HTX Nà Danh huyện Hòa An, đế nâng cao chất lượng sản phẩm miến dong.
+ Nhóm đề tài đã hỗ trợ tư vấn cho HTX Trung Hiếu 03 máy đun nước quấy bột bằng điện, giá trị 150trđ, đảm bảo an toàn vệ sinh và lượng nước đun nhanh, tiết kiệm thời gian, đảm bảo hiệu quả cao hơn đun củi. Đối với hình thức đun củi, bụi củi bay bám vào mặt nước nên không đảm bảo độ sạch cho nước, mất chi phí mua củi và thời gian đun nước quấy bột rất lâu, đây cũng là hình thức thay đổi máy móc thiết bị công nghệ cao hơn, đảm bảo hiệu quả cao hơn.
+ Nhóm đề tài đã hỗ trợ tư vấn cho HTX Nà Danh 1 máy nghiền củ dong 300tr, trong đó có khuyến công hỗ trợ hơn 150tr, còn 150tr còn lại HTX chi trực tiếp để mua máy nghiền. Máy nghiền mua mới đảm bảo tốc độ cũng như chất lượng nghiền củ dong, số lượng củ nghiền nhiều hơn 1,5 lần so với máy nghiền cũ. Máy nghiền củ dong hiệu suất hơn, đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn.
Nội dung 4: Tập huấn kiến thức về liên kết theo chuỗi giá trị, marketing, quảng bá tiêu thụ sản phẩm miến dong:
Tổ chức tập huấn 03 lớp tập huấn về liên kết theo chuỗi giá trị, marketing, quảng bá tiêu thụ sản phẩm miến dong và tập huấn Quy trình trồng, chăm sóc miến dong theo tiêu chuẩn VietGAP
Nội dung 5: Thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại (tem, nhãn, mã Qrcode sản phẩm bao bì) nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm miến dong:
- Đăng ký 02 bộ mã Qrcode, tem nhãn cho sản phẩm miến dong Phía Đén huyện Nguyên Bình và miến dong Nà Danh huyện Hòa An.
- In hộp chất liệu cottong thân thiện môi trường đựng Ikg miến dong; túi 2 dây đựng 2kg miến dong, có in mã số mã vạch, qrcode, tem nhãn trên hộp, túi (2.000 hộp, 2.000 túi chất liệu cottong đựng sản phẩm miến dong/2 huyện (huyện Nguyên Bình 1.000 hộp, 1.000 túi; huyện Hòa An 1.000 hộp, 1.000 túi).
- Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm miến dong Phia Đén huyện Nguyên Bình và miến dong Nà Danh huyện Hòa An tại các cửa hàng lởn/siêu thị/ trung tâm siêu thị ở Hà Nội, Thái Nguyên.
Nội dung 6: Đề xuất giải pháp phát triển miến dong theo chuỗi giá trị tại tỉnh Cao Bằng:
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chỉnh sách hỗ trợ phát trỉên nông nghiệp của tỉnh; Cơ chế, chỉnh sách ưu đãi về thuế và các vãn bản pháp luật; Đa dạng hóa các nguôn tài chỉnh hô trợ sản xuất sản phấm nông nghiệp; Hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở; Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triến chuôi giá trị nông sản;
Giải pháp phát triển chuỗi giá trị dong riềng tỉnh Cao Bằng: Giải pháp phát triển sản xuất dong nguyên liệu; Giải pháp tăng cường chế biến tinh bột, miến dong; Hoàn thiện chuỗi giả trị cho sản phẩm miến dong; Giải pháp về tỉêu thụ sản phẩm; Giải pháp về tổ chức và liên kểt sản xuất; Đào tạo nguồn nhân lực; Giải pháp bảo vệ môi trường
Giải pháp hỗ trợ hoàn thiện mô hình chuỗi giá trị miến dong tại huyện Nguyên Bình, Hòa An:
Đối vói HTX dong riềng Trung Hiểu:
Để hoàn thiện chuỗi giá trị miến dong HTX dong riềng Trung Hiếu, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp cũng như những kinh nghiệm nghiên cứu tại địa bàn trong thời gian qua để hỗ trợ hoàn thiện chuỗi giá trị sản phấm miến dong HTX dong riềng Trung Hiếu như sau:
Thứ nhất, phát triển các nguồn lực trong mô hình chuỗi giá trị miến dong của HTX dong riềng Trung Hiếu
- Gia tăng sự hỗ trợ về tài chính cho phát triển chuỗi giá trị: Việc hỗ trợ HTX tiếp cận nguồn tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thúc đẩy các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị miến đong. ƯBND huyện có thể xem xét các gói vay ưu đãi trong nông nghiệp, tư vấn các khoản hỗ trợ trong Đề án phát triển nông nghiệp thông minh...để HTX có điều kiện nâng cao chất lượng nguồn đầu vào từ đó có thể sản xuất các sản phẩm miến dong theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ...
- Về nguồn nhân lực: thay đổi tư duy sản xuất liên kết theo chuỗi, cộng hưởng lợi ích giữa người dân-HTX cho thành viên HTX, phát triến phong phú đa dạng sản phẩm nhằm gia tăng tăng mức cạnh tranh của sản phẩm dong riềng.
Thứ hai, gia tăng mức độ liên kết giữa các tác nhân trong mô hình nhằm đa dạng hóa sản phẩm
HTX Trung Hiếu cần có sự liên kết sản xuất với người dân thông qua các hợp đồng, thống nhất liên kết về đầu vào sản xuất như giống, phân bón, cách chăm kỹ thuật.. .thậm chí mức giá sản phẩm, tạo ra sự tin tưởng và lâu dài trong sản xuất. Hạn chế sản xuất tự phát, manh mún, thiểu bền vững. Từ đó có một cơ chế rỡ ràng để phân định vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của từng tác nhân trong chuỗi và khai thác có hiệu quả ảnh hưởng tương hỗ của liên kết để giúp nông dân tăng thu nhập từ cây dong riềng một cách bền vững.
HTX cần đầu tư thêm máy móc làm miến có công suất lớn, hiện đại nhằm giảm thiểu phụ phẩm, gia tăng sản lượng và chất lượng miến dong. Phối hợp với các nhà khoa học hoặc nghiên cứu thông tin thị trường nhằm tạo ra nhiều hơn các loại miến khác nhau không chỉ là miến truyền thống. HTX có thể tiếp cận những nguồn vay ưu đãi cho phát triến nông nghiệp thông qua các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông nghiệp chế biến để tranh thủ nguồn vốn, giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho HTX.
Đồng thời, với những phụ phẩm từ cây dong riềng và trong quá trình sản xuất miến như: thân cây, củ dong riềng thải loại, bã dong, nước bột dong.-.ITTX cần liên kết với các cơ sở có thể sử dụng được những sản phẩm đó cho mục đích làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón...vừa tận thu được chất bã thải lại giảm thiếu ô nhiễm môi trường. Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, marketing sản phẩm Sau khi tiếp nhận sản phẩm của đề tài gồm 01 bộ xúc tiến thương mại (mã số mã vạch, qrcode, tem nhãn) và 01 bộ hộp túi đựng sản phẩm miến dong, HTX Trung Hiếu cần tích cực quảng bá tại các hội chợ, sự kiện thương mại, đăng ký thêm 01 sản phẩm miến OCOP cấp tỉnh. Sử dụng hiệu quả sản phẩm bàn giao của đề tài.
HTX Trung Hiếu nghiên cứu để quảng bá sản phấm trên các nền tảng số như trên sàn giao dịch điện tử Postmart theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Hiện nay, mức tiêu thụ sản phẩm miến dong không quá khó khăn nhưng nếu cầu tăng thì giá tăng, sẽ đem lại lợi nhuận lón hơn cho HTX.
Đối với HTXNà Danh
Để hoàn thiện chuỗi giá trị miến dong HTX Nà Danh, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cũng như những kinh nghiệm nghiên cứu tại địa bàn trong thời gian qua để hỗ trợ hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm miến dong HTX Nà Danh như sau:
Thứ nhất, Quy hoạch vùng liên kết đối với phát triển mô hình chuỗi giá trị miến dong HTX Nà Danh
Hiện nay, HTX chưa có họp đồng liên kết cụ thế nào đối với các hộ dân trồng dong riềng, sản xuất bột dong, điều này sẽ khiến HTX bị động trong hoạt động thu mua, kiểm định chất lượng củ dong riềng. HTX cần lựa chọn vùng trồng dong riềng để tiến hành liên kết với hộ nông dân từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. HTX cùng người dân cần có những trao đổi nhằm thống nhất họp đồng liên kết cụ thể quy định rõ những quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia mô hình chuỗi. Đặc biệt, HTX cần đưa ra những hỗ trợ cụ thể cho người dân để họ nhận thấy vai trò của liên kết trong nâng cao giá trị cây dong riềng. Đồng thời, cần có quy định về xử lý nghĩa vụ khi các tác nhân trong chuỗi vi phạm thỏa thuận đã được ký kết.
Thứ hai, Nâng cao năng suất cây dong riềng, chất lượng sản phẩm miến dong Do mức độ liên kết chuỗi chưa chặt chẽ nên HTX chưa có căn cứ trong cung cấp giống, vật tư nông nghiệp cho các hộ dân. Trong thời gian tới, sau khi hoàn thiện hợp đồng liên kết, HTX cần có khảo sát rà soát vùng trồng xem có vùng nào nên mở rộng diện tích, vùng nào nên phát triển trồng dong riềng theo hướng canh tác hiện đại. Vì vậy, vấn đề đầu tiên là HTX cần liên kết với đơn vị có uy tín trong hoặc ngoài tỉnh cung cấp giống, vật tư nồng nghiệp để đảm bảo sự phát triển của cây trồng, hạn chế dịch bệnh. Tập trung vào khâu canh tác dong riềng theo hướng hiện đại thông qua công tác đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp người dân. HTX có thể liên kết với cán bộ khuyến nông có kinh nghiệm chuyên trách trong lĩnh vực trồng dong riềng hỗ trợ người dân phương thức canh tác theo các tiêu chuẩn như VietGAP, hữu cơ... Hỗ trợ người dân trong thu hoạch dong riềng đúng cách, kỹ thuật làm tinh bột dong, sản xuất miến theo yêu cầu kỹ thuật hiện đại.
Thứ ba, Tập trung chế biên, phong phủ về chủng loại sản phắm dong riềng HTX cần đầu tư thêm máy móc làm miến có công suất lớn, hiện đại nhằm giảm thiểu phụ phẩm, gia tăng sản lượng và chất lượng miến dong. Phối hợp với các nhà khoa học nhằm tạo ra nhiều hơn các loại miến khác nhau không chỉ là miến truyền thống. HTX có thể tiếp cận những nguồn vay ưu đãi cho phát triển nông nghiệp thông qua các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông nghiệp chế biến để tranh thủ nguồn vốn, mở rộng quy mô sản xuất.
Đồng thời, với những phụ phẩm từ cây dong riềng và trong quá trình sản xuất miến như: thân cây, củ dong riềng thải loại, bã dong, nước bột dong...HTX cần liên kết với các cơ sở có thể sử dụng được những sản phẩm đó cho mục đích làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón...vừa tận thu được chất bã thải lại giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cuối cùng, tập trung vào hoạt động marketing để mở rộng thị trường tiễu thụ Hiện nay, sản phẩm miến dong của HTX Nà Danh đang sử dụng bao bì của miến dong Phia Đén và miến dong Án Lại nên việc quảng bá miến dong Nà Danh chưa có như vậy ảnh hưởng đến phát triển miến dong của HTX.
Sau khi tiếp nhận sản phấm của đề tài gồm 01 bộ xúc tiến thương mại (mã số mã vạch, qrcode, tem nhãn) và 01 bộ hộp túi đựng sản phẩm miến đong, HTX Nà Danh cần tích cực quảng bá tại các hội chợ, sự kiện thương mại, đăng ký thêm 01 sản phấm miến OCOP cấp tỉnh. Sử dụng hiệu quả sản phẩm bàn giao của đề tài.
Huy động các thành viên của HTX Nà Danh nghiên cứu để quảng bá sản phẩm trên các nền tảng số như trên sàn giao dịch điện tử Postmart theo Chương ừình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đăng ký sản phẩm OCOP, tham gia vào hội chợ quảng bá nông sản trong tỉnh và khu vực, thâm nhập vào thị trường bán lẻ thông qua hệ thông siêu thị, chuỗi của hàng thực phẩm sạch, bán hàng trên mạng internet...Hiện nay, mức tiêu thụ sản phẩm miến dong không quá khó khăn nhung nếu cầu tăng thì giá tăng, sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn cho HTX. Trong thời gian tới, khi mức độ liên kết trong chuỗi giá ừị miến dong Nà Danh hoàn thiện hon, bao bì, nhãn mác được cung cấp, chất lượng củ dong, bột dong, miến dong của HTX tăng lên, sản phẩm có cơ hội quảng bá tại các thị trường trong và ngoài nước.