Nghiên cứu bào chế viên nang cứng có tác dụng hạ glucose máu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, bảo vệ gan từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Học viện Quân y
Chủ nhiệm nhiệm vụ: BS CKII. Nguyễn Xuân Khái
Đồng Chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN: ThS. Bùi Thị Bích Vân
Thời gian thực hiện: 2019 – 2023
I – Đặt vấn đề:
Thạch hộc tía, giảo cổ lam, me rừng có thể được xem như 3 dược liệu lợi thế của Cao Bằng. Thạch hộc tía đã được nghiên cứu nuôi cấy mô tạo cây giống, nuôi trồng trên thực địa thành công. Các nghiên cứu về thạch hộc tía Cao Bằng như định danh tên khoa học, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.. .đã được thực hiện [1]. Các nghiên cứu về giảo cổ lam với rất nhiều tác dụng quý, đặc biệt đối với giảo cổ lam 5 lá, loại dược liệu phát triển tốt tại Cao Bằng. Me rừng ở Cao Bằng cũng đã được khảo sát cho thấy có hàm lượng hoạt chất cao nhất [2]. Cả 3 dược liệu này đều có hiệu quả tốt trong điều trị rối loạn lipids máu, đái tháo đường và bảo vệ gan, là nhóm bệnh đang tăng nhanh với mức báo động ở nước ta. Với điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, những bệnh liên quan đến chuyển hóa như rối loạn lipid máu, đái tháo đường ngày càng tăng và là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh khác, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Do vậy, hướng nghiên cứu tạo ra những sản phẩm chất lượng có tác dụng hạ glucose máu, lipid máu và bảo vệ gan mang nhiều ý nghĩa. Đề tài sẽ góp phần tạo ra sản phẩm đặc hữu có giá trị và khả năng cạnh tranh cao. Đồng thời, đề tài tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân; nâng tạo giá trị cũng như tạo đầu ra cho các dược liệu thạch hộc tía, me rừng và giảo cổ lam của tỉnh.
Đề tài: “Nghiên cứu bào chế viên nang cứng có tác dụng hạ glucose máu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, bảo vệ gan từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía”
II – Kết quả nghiên cứu:
1. Đã xây dựng được công thức bào chế, quy trình bào chế, tiêu chuẩn cơ sở và bước đầu đánh giá độ ổn định của viên nang cứng từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía, với các nội dung
Đã kiểm tra chất lượng quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía theo tiêu chuẩn DĐVN V và TCCS.
+ Đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu: mô tả dược liệu, độ ẩm, tạp chất, tỷ lệ tro toàn phần, tỷ lệ tro không tan trong acid HCl, định tính, định lượng, giới hạn kim loại nặng.
+ Kết quả định lượng: Qủa me rừng có hàm lượng acid gallic (định lượng bằng phương pháp HPLC) đạt 2,02 ± 0,089 % tính theo dược liệu khô kiệt, đạt tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào (> 1,2 %); Dược liệu giảo cổ lam có hàm lượng Saponin toan phần (định lượng theo DĐVN V) đạt 6,14 ± 0,11 %, đạt tiêu chuẩn của DĐVN V (không dưới 4,5 %) và ha m lượn g GRb1(định lượng bằng phương pháp HPLC) là 0,0637 ± 0,0053 % tính theo duợc liệu kho kiệt; thạch hộc tía có hàm lượng polysacharid (đinh lượng bằng phương pháp đo quang) đạt 27,40 ± 1,80 % tính theo dược liệu khô kiệt, đạt so với yêu cầu trên 23%.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy tất cả các dược liệu trên đều đạt các chỉ tiêu theo chuyên luận riêng của từng dược liệu trong DĐVN V và theo TCCS.
Đã xây dựng được quy trình chiết xuất, bào chế các dịch chiết (cao lỏng 1: 1)
-Chiết cao lỏng Giảo cổ lam: dược liệu xay bột thô, chiết siêu âm (60 MHz, 60oC), dung môi EtOH 80%, chiết 60 phút/lần, 2 lần, tỉ lệ dung môi/dược liệu 6/1. Lọc dịch qua vải. Cô cao ở áp suất âm 300 mmHg, nhiệt độ 60 oC.
-Chiết cao lỏng Thạch hộc tía: dược liệu xay bột thô, chiết siêu âm (60 MHz, 70oC), dung môi nước, chiết 90 phút/lần, 2 lần, tỉ lệ dung môi/dược liệu 8/1. Lọc dịch qua vải. Cô cao ở áp suất âm 300 mmHg, nhiệt độ 60oC.
-Chiết cao lỏng Quả me rừng: Quả me rừng khô (đập giập) chiết xuất bằng Ethanol 50%, sử dụng nhiệt độ sôi, chiết 90 phút/lần, 2 lần, tỉ lệ dung môi/dược liệu 4/1. Lọc dịch qua vải. Cô cao ở áp suất âm 300 mmHg, nhiệt độ 60 oC.
Đã xây dựng quy trình bào chế các bột cao khô
-Xây dựng quy trình bào chế cao khô Giảo cổ lam từ cao lỏng 1:1 : Bằng phương pháp phun sấy, với các thông số: nhiệt độ phun sấy 140 ± 20C, tá dược: AE:MD (60:40), tỷ lệ tá dược/chất rắn: 20%, tỷ lệ chất rắn trong dịch phun: 15 %, tốc độ cấp dịch: 30 ml/phút, áp suất bơm nén: 0,2 Mpa.
-Xây dựng quy trình bào chế cao khô Thạch hộc tía từ cao lỏng 1:1 : Bằng phương pháp phun sấy, với các thông số: nhiệt độ phun sấy 140 ± 20C, tá dược: AE:MD (80:20), tỷ lệ tá dược/chất rắn: 30%, tỷ lệ chất rắn trong dịch phun: 25 %, tốc độ cấp dịch: 30 ml/phút, áp suất bơm nén: 0,2 Mpa.
-Xây dựng quy trình bào chế cao khô me rừng từ cao lỏng 1:1: Cô cao ở áp suất âm 300 mmHg, nhiệt độ 60oC đến cao đặc; Sấy chân không (10mmHg), nhiệt độ 60oC đến cao khô (độ ẩm < 5%).
Mỗi quy trình chiết xuất, bào chế được thẩm định đánh giá độ ổn định trên 3 mẻ.
Đã xây dựng và thẩm định TCCS của các cao khô gồm các chỉ tiêu: cảm quan, độ ẩm, tro toàn phần, kim loại nặng, định tính, định lượng, độ nhiễm khuẩn. Hàm lượng acid gallic trong cao khô me rừng không nhỏ hơn 5,2 % tính theo chế phẩm khô kiệt; Hàm lượng Ginsenoside Rb1 trong cao khô giảo cổ lam không nhỏ hơn 0,3% tính theo chế phẩm khô kiệt; Hàm lượng polysaccharide tổng số trong cao khô thạch hộc tía không nhỏ hơn 72,0 % tính theo chế phẩm khô kiệt.
Đã xây dựng được công thức và quy trình bào chế viên nang từ các bột cao khô
Thành phần công thức bào chế cho 1 viên nang
TT
|
Thành phần
|
Tiêu
chuẩn
|
Khối lượng
|
1 viên (mg)
|
1000 viên (g)
|
1
|
Bột cao khô me rừng
|
TCCS
|
224
|
224
|
2
|
Bột cao khô Giảo cổ lam
|
TCCS
|
90
|
90
|
3
|
Bột cao khô Thạch hộc tía
|
TCCS
|
86
|
86
|
5
|
Tinh bột ngô
|
DĐVN V
|
35
|
35
|
6
|
Natri starchglycolat
|
USP 40
|
30
|
20
|
7
|
Aerosil
|
USP 40
|
10
|
10
|
8
|
Magnesi stearat
|
USP 40
|
5
|
5
|
9
|
Vỏ nang cứng số 0
|
TCCS
|
|
|
Đã xây dựng quy trình bào chế viên nang 10.000 viên.mẻ, thẩm định qua 3 lô sản xuất liên tiếp đạt các chỉ tiêu chấp nhận theo như TCCS của viên nang.
Đã xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn cơ sở của viên nang trên các chỉ tiêu:
Tính chất, độ đồng đều khối lượng, độ rã, mất khối lượng do làm khô, định tính, định lượng, giới hạn nhiễm khuẩn, giới hạn kim loại nặng. Hàm lượng acid gallic trong một viên nang không được nhỏ hơn 11,0 mg; hàm lượng ginsenoside Rb1 trong một viên nang không được nhỏ hơn 0,27 mg; hàm lượng polysaccharide toàn phần trong một viên nang không được nhỏ hơn 60,0 mg.
Đã đánh giá độ ổn định của viên nang: Viên nang ổn định ở điều kiện lão hóa cấp tốc tới 6 tháng và ổn định ở điều kiện thực tới 12 tháng.
Đã đánh giá được độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, và tác dụng hạ glucose máu, điều chỉnh rối loạn lipid, bảo vệ gan của viên nang cứng từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía trên động vật thực nghiệm.
Đã đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn
Độc tính cấp: Chưa tìm thấy LD50 của viên nang từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía theo đường uống trên chuột nhắt trắng. Với mức liều cao nhất có thể cho chuột uống là 17,5 g/kg thể trọng, mà không gây chết chuột nào, không có biểu hiện nào của độc tính cấp.
Độc tính bán trường diễn: Trên các lô chuột cống trắng cho uống viên nang từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía liều 336 mg/kg/ngày (tương đương liều điều trị đã quy đổi từ liều trên người sang liều trên chuột cống trắng), và liều 1680 mg/kg/24h, liên tục trong 90 ngày, cho thấy:
-Tình trạng chung gồm hoạt động, ăn uống, tình trạng lông, da, niêm mạc, chất tiết của chuột bình thường.
- Không gây ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của chuột.
- Không làm thay đổi các chỉ số huyết học (số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, nồng độ huyết sắc tố, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu).
- Không làm thay đổi các chỉ tiêu sinh hóa máu bao gồm hoạt độ các enzym AST, ALT, Bilirubin toàn phần, Albumin, Creatinin và Cholesterol toàn phần.
- Không gây tổn thương mô bệnh học gan, lách, thận.
Như vậy viên nang từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía an toàn ở các mức liều dùng và thời gian sử dụng trong nghiên cứu đánh giá độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng
Đã đánh giá được tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm
Viên nang từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía liều 576mg/kg/ngày và liều 1152 mg/kg/ngày có tác dụng làm giảm glucose máu trên chuột nhắt trắng gây đái tháo đường type 1 bằng Streptozocin, có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình với p < 0,01.
Viên nang từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía liều 336mg/kg/ngày và liều 672 mg/kg/ngày có tác dụng cải thiện tình trạng đái tháo đường trên chuột cống trắng gây đái tháo đường type 2 bằng chế độ ăn giàu chất béo và năng lượng kết hợp Streptozocin liều thấp, cụ thể:
-Làm giảm glucose máu, tăng insulin máu, có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình với p < 0,01.
-Cải thiện các triệu chứng của đái tháo đường như hạn chế sự gầy sút cân, giảm lượng thức ăn và nước uống tiêu thụ (p < 0,05 so với lô mô hình).
-Cải thiện các chỉ số đánh giá độ nhạy cảm insulin với ngoại vi (p < 0,05 so với lô mô hình).
Các tác dụng này tương đương so với Gliclazid liều 20mg/kg/ngày.
Đã đánh giá được tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của chế phẩm
Trên mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế ngoại sinh ở chuột cống trắng, viên nang từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía liều 336 mg/kg/ngày và liều 672 mg/kg/ngày có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn lipid máu, tương đương với Atorvastatin liều 10mg/kg cân nặng: Làm giảm các chỉ số xét nghiệm lipid trong máu, gồm: hàm lượng TG, cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, VLDL-Cholesterol, chỉ số vữa xơ mạch (chỉ số Atherogenic index - A.I). Làm tăng HDL-Cholesterol trong máu.
Trên mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế nội sinh ở chuột nhắt trắng, viên nang từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía liều 576 mg/kg/ngày và 1152 mg/kg/ngày có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn lipid máu, tương đương với Atorvastatin liều 15mg/kg cân nặng: Làm giảm các chỉ số xét nghiệm lipid trong máu, gồm: hàm lượng TG, cholesterol toàn phần, non - HDL-Cholesterol, chỉ số vữa xơ mạch (chỉ số Atherogenic index - A.I). Làm tăng HDL-Cholesterol trong máu.
Đã đánh giá được tác dụng bảo vệ gan của viên nang trên mô hình gây tổn
thương gan bằng paracetamol
Viên nang cứng viên nang từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía liều 576
mg/kg/ngày và liều 1152 mg/kg/ngày thử nghiệm trên mô hình gây độc gan chuột nhắt
trắng bằng paracetamol có tác dụng bảo vệ tế bào gan, thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
-Làm giảm hoạt độ enzyme AST và ALT trong máu chuột so với lô mô hình
(gây độc không dùng thuốc, p < 0,05).
-Làm giảm quá trình viêm tại gan nên giảm trọng lượng gan tương đối của
chuột so với lô mô hình (gây độc không dùng thuốc, p < 0,05).
-Làm giảm stress oxy hóa trong gan thông qua chỉ tiêu làm giảm
malondialdehyde (MDA) và làm tăng Glutathion (GSH) trong gan chuột.
-Hình ảnh đại thể và vi thể gan của chuột ở các lô gây độc có uống thuốc
hầu như không thấy có tổn thương, trong khi hình ảnh đại thể và vi thể gan của
chuột ở lô mô hình (gây độc không dùng thuốc) có biểu hiện viêm, thoái hóa nhẹ.
Các tác dụng này của viên nang từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc
tía tương đương với tác dụng của silimarin liều 70 mg/kg/24h.