Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống Mít chất lượng cao tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
Cơ quan chủ trì thực hiện: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Hòa
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Đàm Văn Sàu – Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Hòa
Thời gian thực hiện: 2020 – 2023
I – Đặt vấn đề
Quảng Hòa là huyện có vị trí chiến luợc về kinh tế, chính trị, văn hoá và an ninh quốc phòng của tỉnh Cao Bằng, có nhiều tiềm năng rất lớn cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá. Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng với sự phân hóa của độ cao địa hình tạo nên những tiểu vùng sinh thái đa dạng, có thế phát triến được nhiều loại cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới như chuối, dứa, xoài..., á nhiệt đới như vải, nhãn, cây ăn quả có múi... bên cạnh đó huyện có tiềm năng về quỹ đất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, đã tạo nhiều kiện thuận lợi, lợi thế cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng.
Mít là loại cây ăn quả nhiệt đói có giá trị kinh tế cao, có chu kì sản xuất kinh doanh kéo dài. Giống mít địa phuơng đã được trồng từ lâu đời, nhất là ở một số xã, thị trấn có nhiệt độ trung bình hàng năm cao, khí hậu nóng ẩm, tại các vùng này, cây mít thể hiện khả năng thích nghi và lợi thế cho giá trị kinh tế cao, giá bán 01 kg trên thị trường t,ại địa bàn từ 10.000 - 15.000 đ/kg, tính giá trị một cây mít thời kì kinh doanh ổn định có thể mỗi năm cho thu nhập 01 - 1,5 triệu đồng/năm; có thể nói cây mít không chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình, mà còn giúp làm tăng thu nhập, cải thiện đòi sống của người dân.
Tuy nhiên, hiệu quả từ cây mít trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng, lợị thế của huyện như: Quy mô sản xuất vẫn còn manh mún và nhỏ lẻ, sản lượng chưa tập trung và chưa mang tính hàng hóa, mẫu mã chất lượng sản phẩm không đồng đều, ít được thị trường ưa chuộng. Một trong những nguyên nhân chính là do chưa có các bộ giống mít chất lượng cao phù họp với địa phương, chế độ canh tác của người dân còn theo tập quán cũ chưa áp dụng khoa học kỹ thuật mà chủ yếu là để cây phát triển tự nhiên nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Trên địa bàn huyện chưa có đề tài, công trình nghiên cứu KH&CN liên quan đến trồng thử nghiệm các giống mít mới, chất lượng cao; một số hộ gia đình đã tự ý mua một số giống mít được buôn bán lẻ tại các chợ, không rõ tên giống, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng giống không đảm bảo đã tiềm ẩn nhiều rỏi ro, nguy cơ cao gây thiệt hại đến sản xuất, kinh tế của người trồng mít.
Từ những thực tiễn nêu trên, việc triển khai thực hiện Đề tài KH&CN “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống mít chất lượng cao tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng” sẽ góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn tại một số xã có điều kiện phát triển trồng cây mít; khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên về tiềm năng, lợi thế của địa phương, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái và góp phần làm phong phú thêm các sản phấm đặc trưng của địa phương.
II – Kết quả nghiên cứu:
Nội dung 1 : Điều tra, đánh giá thục trạng canh tác mít tại huyện Quảng Hòa
Cây Mít được người dân trên địa bàn huyện trồng từ lâu đời và chủ yếu được trồng nhiều ở các xã: Bế Văn Đàn, Đại Sơn, Cách Linh, Mỹ Hưng, Tiên Thành, TT Hòa Thuận, TT Tà Lùng. Về giống đa phần là giống Mít địa phương và được người dân trồng tự phát. Người dân chưa nắm được quy trình , chăm sóc cây mít, cây mít được trồng theo phương pháp, thói quen cũ.
Tuy ít được chăm sóc và không theo quy trình kỹ thuật, nhưng cây mít tại địa phương sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít sâu bệnh hại và hàng năm đều cho thu hoạch với năng suất, sản lượng tương đối cao và chất lượng quả rất tốt.
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện, nhất là tại các xã, thị trấn: : Bế Văn Đàn, Đại Sơn, Cách Linh, Mỹ Hưng, Tiên Thành, TT Hòa Thuận, TT Tà Lùng là phù hợp, thuận lợi và có nhiều tiềm năng cho việc trồng và phát triển cây mít.
Nội dung 2: Nghiên cứu quy trình trồng mói phù họp vói điều kiện địa phương kết họp trồng thử nghiệm giống mít thái siêu sóm, mít nghệ, mít không hạt tại xã Be Văn Đàn, huyện Quảng Hòa
Đề tài tiến hành thực hiện trồng thử nghiệm 03 loại giống mít gồm (Mít thái siêu sớm, mít nghệ, mít không hạt) với diện tích 3,6ha. Qua kết quả theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, sản lượng cho thấy cả 03 loại giống trên cơ bản đêu phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nhưng đối với cây Mít thái siêu sớm trồng tại địa phương cho hiệu quả cao hơn so với 02 loại giổng mít còn lại là (mít nghệ,, mít không hạt).
Thời vụ: Trồng mít vào vụ đông xuân (tháng 2-3 dương lịch) thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hon so với trồng vào vụ hè thu (tháng 9-10 dương lịch).
Mật độ trồng tối ưu: Nhằm đảm bảo cây sinh trưởng tốt, tận dụng được đât đai, mật độ trồng 400 cây/ha (khoảng cách 5x5m).
Nội dung 3: Hoàn thiện quy trình trồng mới phù họp với điều kiện địa phương
Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu, thử nghiệm được thực hiện ở Nội dung 2, đa hoàn thiện 01 Bộ quy trình trồng mới, thâm canh và quản lý sâu bệnh hại tổng hợp cho một số giống mít chât lượng cao phù hợp với điều kiện của địa phương
Nội dung 4: Tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng chăm sóc giống mít phù hợp với điều kiện của địa phương cho người dân, tổ chức hội nghị đầu bờ
Đề tài đã tổ chức được 02 lớp tập huấn về hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc cây mít cho các hộ dân tham gia đề tài và các hộ lân cận đang và có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu, triển khai trồng mít, một số trưởng xóm với số lượng 60 học viên/2 lớp tại huyện Quảng Hòa.