Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Giải pháp, đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đồng bào dân tộc thiểu số: Mông, dao, sán chỉ, lô lô, các dân tộc thiểu số ít người khác tại tỉnh Cao Bằng thông qua hệ dự bị Đại học Dân tộc
Lượt xem: 173
Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Trọng Tuấn
Đơn vị chủ trì: Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương
Thời gian thực hiện: Tháng 9/2019 - tháng 12/2021

I. Đặt vấn đề

 Cao Bằng là một tỉnh miền núi cao vùng biên giới thuộc phía Đông Bắc của Tổ quốc, trong đó người DTTS chiếm gần 95% với 8 dân tộc chủ yếu gồm: Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Hoa, Sán chỉ, Lô Lô. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô thuộc nhóm dân tộc thiểu số ít người (DTTSIN) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương. Do sso lượng hạn chế, trình độ, năng lực chưa đồng đều nên hiệu quả công tác chưa cao. 

 Do vậy trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các cấp, các sở, ban ngành trong tỉnh thực thi nhiều chính sách ưu tiên nhằm tạo nguồn, xây dựng đội ngũ lao động, trí thức là người DTTSIN. Nhờ vậy đến nay, trình độ dân trí của vùng DTTSIN tỉnh Cao Bằng được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên nguồn nhân lực các DTTSIN còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: Lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo; nhận thức kỹ năng sống, khả năng thích ứng môi trường mới còn hạn chế; tác phong và kỷ luật lao đôn gj của nguồn nhân lực các DTTSIN còn nhiều bất cập; số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu thực tiễn nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...

 Để khắc phục nhưng hạn chế nêu trên, trong những năm qua tỉnh Cao Bằng cũng đã có  một số công trình đề tài nghiên cứu về thực trạng và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, chuẩn hóa trình độ cán bộ nguồn lao động nói chung và nguồn nhân lực là người DTTSIN nói riêng, các đề tài nghiên cứu của tỉnh đã tập trung vào thực trạng và đề xuất các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người DTTSIN nói chung của tỉnh, của một số vùng KT - XH khó khăn trong tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại của tỉnh. Tuy nhiên việc tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đồng bào DTTS: Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN khác tại tỉnh Cao Bằng thông qua hệ DBĐH dân tộc chưa được quan tâm và nghiên cứu. Bởi vậy, chúng tôi chọn vấn đề: "Giải pháp, đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đồng bào dân tộc thiểu số: Mông, dao, sán chỉ, lô lô, các dân tộc thiểu số ít người khác tại tỉnh Cao Bằng thông qua hệ dự bị Đại học Dân tộc" làm đề tài để nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu này sẽ là một nội dung thiết thực, có tính thời sự và đặc biệt là sẽ đóng góp thêm một giải pháp có tính thực tiến trong tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đồng bào DTTS: Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN khác tại tỉnh Cao Bằng, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

II. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực các dân tộc  Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN khác tại tỉnh Cao Bằng.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và bộ tiêu chí đánh giá chương trình bỗi dưỡng, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đồng bào thiểu số như dân tộc Mông , Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN khác.
- Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác bồi dưỡng, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đồng bào thiểu số như dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN khác thông qua hệ DBĐH

III. Kết quả thực hiện:
Sau khi đề tài được phê duyệt, đơn vị chủ trì và nhóm thực hiện đã tiến hành đánh giá thực trạng  nguồn nhân lực là người  dân tộc Mông , Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN khác của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020 xuất phát từ thực tế nhiều năm qua cho thấy đội ngũ cán bộ DTTS nói chung, cán bộ DTTSIN nói riêng của tỉnh Cao Bằng từng bước phát triển cả về số lượng và chất lương, họ đã và đang đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển KT - XH củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh của tỉnh nhà; trên cơ sở đó đề tài đã thống kê:  Về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực là  học sinh Người DTTS tỉnh Cao Bằng ở các bậc học từ Mầm non đến THPT( Từ năm 2014 - 2015 đến năm 2018 - 2019); Thực trạng nguồn nhân lực là CBCCVC người dân tộc thiểu số của tỉnh Cao Bằng; Thực trạng nguồn nhân lực là người DTTS Mông , Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN khác của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020 theo các nhóm ngành; Thực trạng nguồn nhân lực là người DTTS: Mông , Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN  đã được bồi dưỡng qua hệ DBĐH dân tộc trong các ngành KT - XH ở nước ta nói chung và của tỉnh Cao Bằng nói riêng giai đoạn 2015 - 2020 và đưa ra dự báo sau năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035; Dự báo nhu cầu nhân lực là người Mông , Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN  khác thuộc các nhóm ngành: Luật KH - XH, Y tế sức khỏe, KTKT, Nông lâm của tỉnh Cao Bẳng giai đoạn sau 2020, tầm nhìn  2035; Giải pháp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực coa trình độ cao là người dân tộc: Mông , Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN  khác của tỉnh Cao Bằng thông qua hệ dự bị Đại học Dân tộc  giai đoạn 2020 - 2025 và tâm nhìn đến 2035: Đề tài đã đưa ra định hướng và giải pháp chung để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực các DTTS nói chung và DTTS có tính đặc thù của địa phương nói riêng Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc ít người của tỉnh Cao Bằng và  đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác bồi dưỡng, tạo nguồn nhân lực Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các DTTSIN khác của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2035 thông qua hệ DBĐH.

Tin khác
1 2 














image advertisement