Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nông dân xã Cai Bộ và xã Phi Hải, huyện Quảng Hòa làm phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp
Lượt xem: 296
Để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế mô hình nông nghiệp tại hộ dân, trong tháng 12 năm 2022 Trung tâm Giáo dục nghệ nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Hòa đã tổ chức 02 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh (HCVS) cho hơn 70 người là đại diện các hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp trực tiếp tại xã Cai Bộ và xã Phi Hải, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Học viên thực hành ủ nguyên liệu

 

Tại lớp tập huấn, bà con được cung cấp các thông tin cơ bản về phân HCVS. Phân HCVS là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ,  được tạo ra từ cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men,. Thành phần của phân HCVS có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó một số loại vi sinh vật vẫn còn sống và hoạt động khi được bón vào đất với mật độ trung bình từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ để phát triển sinh khối và giải phóng ra các chất hữu cơ dễ phân hủy. Khi sản xuất phân HCVS tạo ra được loại phân bón tốt cho cây trồng, giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ dại lẫn trong phân chuồng, tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng nhất là khi gia súc, gia cầm mắc bệnh, phân hủy các chất hữu cơ khó tiêu thành dễ tiêu, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng dễ sử dụng hơn. Phân HCVS giúp hệ vi sinh vật trong đất phất triển mạnh mẽ, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, mặc dù hàm lượng không nhiều nhưng giúp cây trồng vẫn hấp thụ được hoàn toàn một cách bền vững trong thời gian dài, hỗ trợ bộ rễ của cây phát triển tốt, đồng thời khiến cho đất tơi xốp, làm tăng độ phì nhiêu của đất. Sản xuất phân HCVS giúp bà con tận dụng các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi: chất thải gia súc, gia cầm, rơm rạ, thân cây ngô, mía, lạc, đỗ tương, cây phân xanh ….

Bên cạnh phần lý thuyết, thảo luận bà con còn được thực hành ngay tại hiện trường, các hộ dân đã được hướng dẫn kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm EMIC gồm các khâu: chuẩn bị nguyên liệu, chọn nơi ủ, cách trộn phế phẩm với nguyên liệu ủ, che phủ đống phân ủ, thời gian đảo trộn phân và cách bảo quản. Bà con trực tiếp thu gom các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cây xanh, thân cây ngô, phân trâu, bò tươi và trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong sản xuất phân HCVS dưới sự chỉ đạo, giám sát kỹ thuật của giáo viên hướng dẫn.  Kết quả đã thực hiện 02 mô hình thực tế về sản xuất phân HCVS từ phế phụ phẩm nông nghiệp để bà con nông dân nắm được các bước thực hiện với quy mô khoảng 2 tấn phân HCVS/ mô hình và hỗ trợ chế phẩm EMIC cho bà con tự thực hành sản xuất phân HCVS tại nhà với quy mô 1 tấn nguyên liệu/ hộ dân.

Thông qua lớp tập huấn bà con nông dân đã được tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh qua đó nâng cao hiểu biết về việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình./.
 
Tác gIả bài viết: Đ.Luyến














image advertisement