Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xây dựng đề án phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng
Lượt xem: 110
Cơ quan chủ trì thực hiện: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Chủ nhiệm đề án: PGS. TS. Trần Chí Thiện Thời gian thực hiện: 12/2020 – 12/2022  
I – Đặt vấn đề
Cao Bằng nói chung, vùng Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng nói riêng có những lợi thế đặc biệt trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.
Gần đây tỉnh Cao Bằng đã rất chú trọng phát triển du lịch địa phương, Chương trình số 10 -Ctr/TU của tỉnh Cao Bằng về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020 đã đưa ra mục tiêu tổng quát :” Phấn đấu đến năm 2020, định hình cơ bản mô hình phát triển du lịch tỉnh với các giá trị đặc trưng, riêng biệt được định vị rõ ràng, đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu dịch vụ”
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đánh giá “Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020 được triển khai hiệu quả. Cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ được quan tâm đầu tư, nâng cấp; lượng khách, doanh thu và tăng trưởng du lịch có sự phát triển vượt bậc…Các loại hình du lịch, du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch cộng đồng (DLCĐ), du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm…phát triển đa dạng, phong phú; hệ thống dịch vụ nhà hàng, khách sạn được mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu phụ vụ du khách. Lượng khách du lịch đến với Cao Bằng trung bình tăng 18,7%, năm 2020 đạt 1,3 triệu lượt khách, trong đó lượng khách quốc tế chiếm 13%, doanh thu du lịch đạt 400 tỷ đồng,  tăng 246,3% so với năm 2015, tăng trưởng du lịch bình quân đạt 24,5%/năm”
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của DLCĐ, ngày 10/12/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Nghị quyết về Chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ trên địa bàn tinh Cao Bằng, trong đó quy định cụ thể điều kiện, nội dung, đối tượng và mức hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cam kết tham gia phát triển DLCĐ trên địa bàn trong thời gian ít nhất 5 năm., kể từ ngày được hỗ trợ. Đây sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển DLCD trong tương lai gần.
 Tuy vậy đến nay, sự phát triển của DLCĐ nơi đây còn rất hạn chế. Hiện nay, ở vùng Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng mới chỉ có 06 điểm DLCĐ ở các xóm:Pác Rằng, Phja Thắp, Bản Giuồng (huyện Quảng Hòa), Khuổi Ky, Lũng Niếc (Trùng Khánh), Hoài Khao (Nguyên Bình); ở vùng lân cận có Điểm DLCĐ xóm Khuổi Khon (Bảo Lạc, điểm DLCĐ xóm Nặm Ngùa (Hà Quảng). Các Mô hình DLCD này nhìn chung mới ở giai đoạn ban đầu phát triển. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng cơ chế chính sách phát triển DLCĐ, thu hút sự tham gia của các bên liên quan, công tác bảo tồn di sản… còn nhiều hạn chế. Đa số các điểm DLCĐ ít được kết nối với các tuyến du lịch chủ yếu, chưa trở thành những điểm nhấn không thể thiếu được của mỗi tour du nên du khách đến thăm chưa nhiều….Để khắc phục những hạn chế trên,cần xây dựng tuyến du lịch có sự gắn kết với DLCĐ; cần xây dựng được cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của công đồng; xây dựng và thực hiện đề án phát triển mô hình DLCĐ gắn với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch làng nghề…để bảo tồn và phát huy di sản, góp phần đắc lực sớm đưa DLCĐ thực sự trở thành một trọng tâm của địa phương trong chiến lược đưa du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn. Đó là lý do cần thiết phải “Xây dựng Đề án phát triển mô hình DLCĐ tại vùng Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng”

II – Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng Đề án phát triển mô hình du lịch công đồng (DLCĐ) tại vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (CVĐCNN Cao Bằng) nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trong vùng; qua đó tạo việc làm,tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, xây dựng khối liên minh chiến lược giữa công đồng với các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp du lịch; góp phần khôi phục, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, các làng nghệ truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái; góp phần đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Cao Bằng.

III – Kết quả nghiên cứu
Nội dung 1: Phân tích tiềm năng phát triển DLCD trong vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng:
Vùng Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam vào năm 2018 với diện tích 3.390km2, bao gồm 3 huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang và một phần diện tích của các huyện Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình và Thạch An. Mỗi huyện có đặc trưng riêng có góp phần làm phong phú thêm bức tranh DLCĐ cho vùng.
Huyện Trùng Khánh nằm trọn trong vùng  CVĐC và được thiên nhiên ưu đãi hơn cả khi có tới 3 điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng được xếp hạng quốc gia gồm: Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao và Mắt Thần Núi, đồng thời nằm trên tuyến du lịch “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thân tiên” ở hai huyện lân cận trên tuyến còn có thêm 2 danh lam thắng cảnh quốc gia khác là Động Dơi và Hồ Thang Hen. Đây cũng chính là lý do khiến lượng khách du lịch đến đông nhất và tạo ra doanh thu chính cho từng vùng. Ước cả giai đoạn 2016 – 2020 lượng khách du lịch đến thăn quan đạt 1.650.000 lượt nộp ngân sách trong cả giai đoạn đạt trên 15 tỷ đồng (UBND huyện Trùng Khánh năm 2021). Số du khách đến thăm làng DLCĐ Khuổi Ky, nằm trên đường từ Thác Bản Giốc đi Động Ngườm Ngao, cách Thác Bản Giốc 3km, động Ngườm Ngao 1km luôn có đông khách đến thăm vì hầu hết du khách đến Động Ngườm Ngao đều vào thăm bản. Số du khách trong giai đoạn này đến thăm Khuổi Ky có thể lên tới 1 triệu người.
Huyện Quảng Hòa đã xây dựng 03 điểm DLCĐ đó là điểm DLCĐ xóm Bản Giuồng (xã Tiên Thành) xóm Pác Rằng, xóm Phja Thắp (xã Phúc Sen). Đây là các xóm nhỏ bên sườn núi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với kiến trúc nhà sản truyền thống, Pác Rằng, Phja Thắp là các làng nghề truyền thống lâu đời. Trong giai đoạn 2016 – 2020, huyện đã triển khai thực hiện được nhiều chính sách về phát triển du lịch, đã tạo sự gắn kết và phối hợp giữa các bên liên quan trong phát triển DLCĐ trong địa phương. Với ưu thế nằm ở trung tâm của miền Đông Cao Bằng, trên đường đi các DLTCQG Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao, Động Dơi; ở gần DLTCQG Mắt Thần Núi có danh lam thắng cảnh quốc gia Hồ Thanh Hen, có 03  di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Lễ hội Tranh đầu pháo ở thị trấn Quảng Uyên và Nghề rèn truyền thống ở Phúc Sen) cùng với các bản người Tày, người Nùng An với kiến trúc nhà cổ, các nghề truyền thống và phong tục tập quán có từ lâu đời; lại đồng sở hữu thực hành nghi lễ Then Tày, Nùng, Thái – một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nên có nhiều thuận lợi lớn trong phát triển DLCĐ.
Huyện Hà Quảng hiện mới có điểm DLCĐ Nặm Ngùa (xã Ngọc Động) nằm ở vùng lân cận của CVĐCNN Cao Bằng, hình thành tự phát với 02 hộ homestay, số lượng du khách đến chưa nhiều nhưng đang tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, tại xóm Nà Mạ (xã Trường Hà), có mô hình Mê’s Farmstay là một trang trại nghỉ dưỡng có sức hút lớn với 12.000 khách năm 2020 cho thấy tiềm năng phát triển DLCĐ tại đây (UBND huyện Hà Quảng, 2021).
Huyện Nguyên Bình mới có 1 điểm DLCĐ ở xóm Hoài Khao (xã Quang Thành) vừa đi vào hoạt động năm 2021 nên huyện cũng chưa thống kê được số lượng khách hàng nhưng đây là  một điểm du lịch có tài nguyên rất đặc  sắc và phong phú.
Huyện Hòa An có nhiều suối thác nước đẹp, có tiềm năng lớn để trở thành những điểm dã ngoại. Tuy nhiên, đến năm 2020 tại đây chưa xây dựng được làng DLCĐ. Chỉ có 1 hộ gia đình xây dựng cải tạo, đầu tư một số dịch vụ phục vụ du khách đến chơi tham quan như xây dựng những lán nhỏ làm điểm dừng chân nghỉ ngơi ăn uống, cho thuê trang phục chụp ảnh vườn Mận, nấu nướng các món ăn bản địa phục vụ ăn uống để phục vụ trong khu vui chơi, nhưng chỉ là ở mức tho sơ, tự phát, chưa chuyên nghiệp, các dịch vụ văn hóa, ăn uống, chưa được quy hoạch bài bản, chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện có 1 số điểm du lịch tiềm năng có thể phát triển DLCĐ như: Thách Tiên(xã Đại Tiến), Thác Chó (xã Nam Tuấn), thác Nước (xã Quang Trung). Tuy nhiên, Hòa An chưa xây dựng được mô hình DLCĐ trên địa bàn.
Huyện Hạ Lang, gần cửa khẩu Lý Vạn (xã Lý Quốc) có Thác Hoa như một phieenbanr thu nhỏ của Thác Bản Giốc, cũng có thác chính và thác phụ, khu vực chân thác còn thích hợp với một số môn thể thao như chèo thuyền SUP, Kayak, bè mảng, bơi lội… Từ Thác Hoa, du khách cũng có thể ghé thăm làng đá cổ Nà Vị (xã Minh Long). Nà Vị nép mình dưới chân núi Phja Cao, xung quanh là màu xanh mướt của những rặng tre và đồng ruộng mệnh mông. Làng đá cổ với 100 ngôi nhà đá nhuộm màu thời gian trăm năm cùng nét văn hóa của bà con người Tày đang được tỉnh quy hoạch trở thành 1 làng DLCĐ với quy mô bảo tồn nhiều nhà đá nhất ở Cao bằng.
Huyện Bảo Lạc là huyện lân cận với vùng, hiện đã có 1 điểm DLCĐ tại xóm Khuổi Khon cách trung tâm huyện 17km, cách quốc lộ 6km đường đi lại đổ bằng bê tông đi lại thuận tiện, phong cảnh đẹp có ruộng bậc thang, có không khí trong lành mát. Hiện xóm có 62 hộ dân, có 100% số hộ là người dân tộc Lô Lô có kiến trúc nhà sàn độc đáo, có các nghệ truyền thống như đan lát, thêu dệt thổ cẩm, xóm có các làn điệu dân ca hát giao duyên của dân tộc Lô Lô.

Nội dung 2: Phân tích thực trạng phát triển DLCĐ trên các tuyến du lịch trong vùng CVĐCNN Cao Bằng và khu vực Lân cận
CVĐCNN Cao Bằng và khu vực lân cận có tiềm năng hết sức to lớn trong phát triển du lịch, đặc biệt là DLCĐ nhờ có tài nguyên du lịch hết sức phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn; có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, thơ mộng còn khá nguyên sơ với 05 danh thắng quốc gia; 03 di tích quốc gia đặc biệt, 23 di tích quốc gia, 66 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 02 bảo vật quốc gia, 1 di sản phi vật thể đại diện nhân loại, 3 di sản phi vật thể quốc gia. Đây là vùng cư trú lâu đời của 9 dân tộc anh em có bản sắc văn hóa vô cùng đậm đà, độc đáo thể hiện qua các lễ hội, làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian lâu đời….
Gần đây, du lịch trong vùng nói chung đã có phát triển vượt bậc trước khi bị ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 và chuyển sang điều kiện bình thường mới. Tuy vậy, DLCĐ trong vùng mới đang ở giai đoạn bắt đầu hình thành. Hiện mới có 6 mô hình DLCĐ gồm Pác Rằng, Phja Thắp, Bản Giuồng (huyện Quảng Hòa), Khuổi Ky, Lũng Niếc (Trùng Khánh) đã đi vào hoạt động với tổng số 28 hộ homestay; mô hình DLCĐ Hoài Khao (Nguyên Bình) đã sẵn sàng đón khách. Bên cạnh đó, ở vùng lân cận còn có mô hình DLCĐ Khuổi Khon (Bảo Lạc), Nặm Ngùa (Hà Quảng). Số lượng du khách đến thăm làng DLCĐ chưa nhiều. Cơ sở hạ tầng giao thông đến điểm và tại điểm DLCĐ còn nhiều khó khăn. Các hộ dân còn thiếu vốn, cơ sở vật chất và kiến thức để tham gia cung cấp các dịch vụ DLCĐ. Đầu tư của Nhà nước, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp còn ít. Sản phẩm du lịch chưa phong phú và chưa có sự khác biệt…
Để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Cao Bằng cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển du lịch trên cơ sở thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong vùng CVĐCNN Cao Bằng gồm: Đa dạng hóa các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch; tăng cường sự tham gia của người dân và các bên liên quan; đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch; tăng cường cơ sở hạ tầng; Nâng coa chất lượng nguồn nhân lực; Chú trọng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường để phát triển du lịch nhanh mạnh, hiệu quả và bền vững.

Nội dung 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia DLCĐ của người dân địa phương
Phát triển DLCĐ là hướng đi đúng dắn của vùng CVĐCNN Cao Bằng nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị của cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa các dân tộc đa dạng, đặc sắc vốn có của vùng. Việc phân tích các nhân tố cũng như tìn ra những quan điểm đánh giá tương đồng giữa người dân và chính quyền địa phương chính là việc tìm ra tiếng nói chung giữa họ. Điều này góp phần quan trọng giúp cho chính quyền địa phương đưa ra được những giải pháp chính hợp lòng dân. Từ đó sẽ khuyến khích, hỗ trợ người dân tích cực tham gia DLCĐ tại địa phương.
Nguyên nhân dẫn đến chưa có nhiều người dân tham gia DLCĐ, các hộ dân và lãnh đạo các xã đều cho rằng địa phương có phong cảnh đẹp, có tài nguyên văn hóa, lịch sử rất thuận lợi nhưng đường giao thông đến bản và nội bản hạn chế, phía bản thân họ còn thiếu cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính mặc dù họ có điều kiện thiên nhiên thuận lợi và có đủ lao động để tham gia. Họ cũng ghi nhận những chính sách hỗ trợ của địa phương, nhưn g họ còn ít được sự hỗ trợ của doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ. Họ cho rằng, tuy DLCĐ mang lại lợi ích kinh tế và việc làm nhưng chưa ổn định.
Trong 6 nhân tố ảnh hưởng, mỗi nhân tố có tầm quan trọng khác nhau trong việc tác động đến khả năng tham gia DLCĐ của hộ. Người dân và lãnh đạo xã đều cho rằng lợi ích kinh tế của hộ khi tham gia DLCĐ là yếu tố quan trong nhất tiếp đến là chính sách của Nhà nước rồi đến sự hỗ trợ của DN và TCPCP. Tiếp theo là điều kiện của địa phương, mối quan hệ xã hội của hộ và cuối cùng là điều kiện về nguồn lực của hộ. Từ đó, các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân và DLCĐ là các giải pháp hướng tháo gỡ những khó khăn hạn chế nêu trên đó là: Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đến vùng, trong nội vùng…;Hỗ trợ về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất phục vụ du lịch cho các hộ dân tham gia DLCĐ; Cần tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người dân tham gia DLCĐ thông qua thiết kế các sản phẩm thế mạnh có thể phục vụ du khách trong mùa du lịch…

Nội dung 4: Tour du lịch dựa trên 3 “Tuyến đường trải nghiệm” trong vùng CVĐCNN Cao Bằng và khả năng hình thành tour liên kết giữa CVĐCNN Cao Bằng và CVĐC Cao Nguyên Đá Đồng Văn
Tour 1” Khám phá Phja Oắc – vùng núi của nhứng đổi thay”
Chương trình du lịch cơ bản gồm 01 lộ trình bắt đầu từ thành phố Cao Bằng. Điểm đến cuối cùng là Khu du lịch sinh thái Kolia trước khi quay về thành phố Cao Bằng.
Tham quan 16 điểm thuộc các huyện Nguyên Bình. Tổng thời gian di chuyển trên đường khoảng 6 h, tổng chiều dài quãng đường 213,5km.
Tour 2: “Hành trình về nguồn cội”
Chương trình du lịch cơ bản gồm 01 lộ trình bắt đầu từ thành phố Cao Bằng. Điểm đến cuối cùng là Khu DTQGĐB Pác Bó, trước khi quay về thành phố Cao Bằng. Du khách tham gia Tour 2 này sẽ đi chọn trong 1 ngày. Tổng thời gian đi trên đường khoảng 4h20, qua 15 điểm đến, tổng hành trình là 153km.
Tour 3: “Trải nghiệm văn hóa ở xứ sở thần tiên”
Chương trình du lịch gồm 01 lộ trình rút gọn bắt đầu từ thành phố Cao Bằng qua các huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên và Trùng Khánh. Điểm cuối cùng là cọn nước trên sông Quây Sơn, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, trước khi quay về Tp Cao Bằng.
Tham quan 17 điểm thuộc các huyện Quảng Hòa, Hạ Lang, Trùng Khánh. Tổng thời gian đi đường khoảng 6h35 phút, tổng chiều dài quãng đường 235km.
Khả năng phát triển tour  kết nối giữa CVĐCNN Cao Bằng và CVĐC Cao Nguyên Đá Đồng Văn
Xây dựng chương trình du lịch kết nối hai CVĐCTC có ý nghĩa rất lớn. Nếu như CVĐCCNĐ Đồng Văn nổi bật với văn hóa người Mông, cột cờ Lũng Cú và danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng thì CVĐCNN Cao Bằng nổi tiếng với văn hóa người Tày, Nùng, các danh tháng Quốc gia (Thác Bản Giốc, Hồ Thang Hen, Động Ngườm Ngao, Mắt Thần núi, Động Dơi), các di tích quốc gia đặc biệt (Pác Bó, Rừng Trần Hương Đạo, địa điểm Chiến thắng Biên giới 1950) và các làng nghề truyền thống ngàn năm tuổi và làng nhà sản đá. Nếu như CVĐC CNĐ Đồng văn có những nét rất đặc sắc, riêng có thì CVĐCNN Cao Bằng nổi tiếng với đa dạng văn hóa, bề dày lịch sử và cảnh quan tươi đẹp, đặc sắc và phong phú. Tham quan tour liên kết giữa 2 công viên địa chất này là đã thấy được những đặc trưng cơ bản về đất nước và con người vùng biên viễn phía Bắc Tổ quốc. Tour liên kết có sức ạnh cộng hưởng trong thu hút đối với du khách đến thăm 2 CVĐC. Tuy nhiên do đường đi xa, có nhiều đèo dốc quanh co, mặt đường xuống cấp, thường xuyên bị sạt lở, nhất là mùa mưa; cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch ở cả hai CVĐC còn yếu kém là những hanjc hế cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của các tour liên kết. Để phát triển các tour liên kết, cần củng cố hệ thống được giao thông, hoàn thiện cơ sơ hạ tầng và nâng coa chất lượng dịch vụ tại các điểm đến…

Nội dung 5:  Xây dựng cẩm nang du lịch CVĐCNN Cao Bằng
Đã xây dựng được 3 tuyến đường trải nghiệm trong công viên địa chất:
Tuyến 1: Khám phá Phja Oắc – vùng núi của những đổi thay (đi Vường Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén)
Tuyến 2: Hành trình về nguồn cội (Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó)
Tuyến 3: Trải nghiệm văn hóa bản địa (đi Danh lam thắng cảnh quốc gia Thác Bản Giốc)
Ba tuyến du lịch này đều xuất phát từ Tp Cao Bằng có thể đi về trong ngày hoặc lâu hơn nếu du khách có thời gian, giúp khám phá tài nguyên thiên nhiên đặc sắc và những tài nguyên văn hóa, lịch sử vô giá trong vùng CVĐCNN Cao Bằng.

Nội dung 6: Xây dựng mô hình liên kết giữa cộng đồng và các bên liên quan trong phát triển DLCĐ bền vững tại vùng CVĐCNN Cao Bằng
Mô hình liên kết tổng quát giữa các bên liên quan trong phát triển DLCĐ
DLCĐ là loại hình du lịch đặc biệt, trong đó cộng đồng dân cư là người làm chủ và điều hành các hoạt đọng du lịch diễn ra tại cộng đồng. Bên cạnh cộng đồng dân cư bản địa, có nhiều tác nhân khác cùng tham gia vào hệ sinh thái DLCĐ gồm các tổ chức trong hệ thống chính trị tại địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, ngân hàng chính sách xã hội và du khách. Các tác nhân này có mối quan hệ tác động qua lại với cộng đồng và quan  hệ qua lại tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển DLCĐ. Trong đó, cấp ủy Đảng đóng vai trò lãnh đạo thông qua các chủ trương, đường lối và tổ chức cán bộ. Hội đồng nhân dân tạo ra “sân chơi”, “luật chơi” khi ban hành cơ chế, chính sách đảm bảo thu hút được các bên liên quan theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. UBND các cấp và trưởng thôn đóng vai trò nhà quản lý tham gia các công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Người dân trong cộng đồng đóng vai trò trung tâm, được trao quyền làm chủ, được chủ động, tích cực tham gia và hưởng lợi; Các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tham gia DLCĐ thông qua các dự án phối hợp với địa phương xây dựng và triển khai thực hiện, sau khi chính quyền cấp tỉnh phê duyệt. Ngân hàng chính sách cho các hộ vay vốn ưu đãi dưới sự phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương….Mô hình liên kết tổng quát giữa mỗi bên liên quan với từng bên còn lại, được phân tích trên những nét chung, mang tính phổ biến. Đây là mô hình mang tính chất định hướng, không phải là công thức chung cho mọi làng DLCĐ. Tại mỗi điểm DLCĐ, các bên liên quan cần căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể để xây dựng nên những phương án cụ thể cho từng mối liên hệ, với từng đối tác.
Mô hình liên kết giữa các bên liên quan trong phát triển DLCĐ ở giai đoạn đầu
Các công đồng mới phát triển DLCĐ cần có sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, chỉ đạo và đầu tư ngân sách của chính quyền, sự tuyên truyền và tham gia thực hiện của các tổ chức chính trị - xã hội; sự đầu tư vốn, cung cấp các dịch vụ tư vấn, tập huấn và kết nối thị trường du khách của tổ chức phi chính phủ và của doanh nghiệp. Cấp ủy, chính quyền, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp. Ban quản lý DLCĐ và người dân là các tác nhân chủ yếu quan trọng nhất trong phát triển DLCĐ ở giai đoạn đầu phát triển. Sự phối hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn trong hoạch định và triển khai thực hiện DLCĐ giữa các bên liên quan ngay từ đầu, có ý nghĩa chiến lược, giúp định hình cho sự phát triển bền vững của  DLCĐ tại các cộng đồng mới. Muốn vậy sân chơi, luật chơi phải rất khoa học, hợp lý, hợp tình, phù hợp với các đặc điểm cụ thể của cộng đồng; việc tổ chức, điều hành cuộc chơi ngay từ những buổi ban đầu, cũng đòi hỏi phải rất chuyên nghiệp để đảm bảo phát huy được vai trò, trách nhiệm, thế mạnh của mỗi bên tham gia cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của họ từ thành quả phát triển DLCĐ.
Mô hình liên kết giữa các bên liên quan trong phát triển DLCĐ ở giai đoạn phát triển
Các cộng đồng ở giai đoạn đang phát triển DLCĐ cần có sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, chỉ đạo và đầu tư ngân sách của chính quyền, sự tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội; sự đầu tư vốn, cung cấp các dịch vụ tư vấn, tập huấn và kết nối thị trường du khách của tổ chức phi chính phủ và của doanh nghiệp. Cấp ủy, chính quyền, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp cùng cộng đồng là tác nhân chủ yếu quan trọng nhất ở giai đoạn đang phát triển DLCĐ vì họ đóng vai trò quyết định trong đánh giá hiện trạng, phát hiện hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; trên cơ sở đó, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp/kế hoạch hoàn thiện nhằm đưa DLCĐ tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới: nhanh hơn, mạnh hơn, lan tỏa hơn, bền vững.
Sự sẵn sàng tham gia liên kết trong phát triển DLCĐ của các bên liên quan tại Bản Giuồng, xã Tiên Thành, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.
Bản Giuồng đang ở giai đoạn rất ban đầu trong phát triển DLCĐ. NGười dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp đều có sự sẵn sàng trong tham gia liên kết phát triển DLCĐ. Tuy vậy, mức độ sẵn sàng và sự tham gia của họ có sự khác nhau và còn có nhiều hạn chế, Người dân sẵn lòng tham gia trực tiếp và tham gia giáp tiếp thông qua Ban Quản lý DLCĐ nhưng mức độ sẵn sàng và mức độ tham gia thực tế chưa cao. Doanh nghiệp (Công ty TNHH OWL) đã sẵn sàng ở mức độ cao, đã rất chủ động trong việc xây dựng cơ chế liên kết, hoàn toàn chủ động trong việc trong việc lập tờ trình, xây dựng dự án chi tiết, làm việc với lãnh đạo xóm, xã, huyện, tỉnh để dự án được cấp phép; xây dựng cơ chế phối hợp với các hộ dân, ký hợp đồng với các hộ dân và thực hiện đầu tư theo hợp đồng. Đảng bộ xã, huyện có Nghị quyết về phát triển DLCĐ ở Bản Giuồng, Chính quyền các cấp huyện và tỉnh đều ủng hộ chủ trương, phê duyệt dự án DLCĐ, hỗ trợ đầu tư (DN) triển khai thực hiện dự án, tổ chức một số đợt tập huấn về kiến thức và kỹ năng DLCĐ cho cán bộ và người dân Bản Giuồng. Chính quyền xã và lãnh đạo Bản Giuồng đã huy động các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc tuyên truyền, vận động người. Tuy vậy, một bộ phận không nhỏ người dân còn chưa hiểu rõ, còn phân vân, chưa sẵn lòng tham gia DLCĐ và mức độ tham gia thực tế còn ít. Quy mô đầu tư của Doanh nghiệp còn hạn chế. Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện, tại thời điểm nghiên cứu chưa có nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phát triển DLCĐ tại Bản Giuồng. Du khách đến Bản Giuồng chưa nhiều và chưa thường xuyên nên hiệu quả kinh tế của mối liên kết giữa các bên trong phát triển DLCĐ tại Bản Giuồng còn chưa được kiểm chứng rõ ràng.

Nội dung 7: Xây dựng đề án phát triển mô hình DLCĐ tại vùng Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng
Đề án phát triển mô hình DLCĐ gắn với DLST, DLVH – LS và DLLN trong vùng CVĐCCB là phương án được đề xuất để có thể phát triển các mô hình DLCĐ một cách bền vững trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với các loại hình du lịch khác như DLST, DLVH – LS, DLLN trên lãnh thổ toàn vùng, trên mỗi tuyến du lịch chủ yếu và ở từng điểm du lịch nơi phát triển DLCĐ.
*Xác định các tuyến du lịch chủ yếu và các điểm/làng DLCĐ trên tuyến
Bước 1: Lựa chọn các xóm/bản có thể phát triển DLCĐ gắn với DLST, DLVN – LS, DLLN.
Bước 2: Xây dựng và phát triển các tuyến du lịch trọng điểm và lựa chọn các làng/điểm DLCĐ để đưa vào từng tuyến du lịch
Các Làng/xóm/bản có tiềm năng được ưu tiên lựa chọn phát triển DLCĐ là nhừng làng/bản/xóm nằm dọc theo các tuyến du lịch chính trong vùng CVĐCCB bởi có sẵn nguồn du khách của tuyến, có sẵn các tài nguyên DLST, DLVH, DLLS, DLLN tại các điểm du lịch khác trên tuyến. Việc bổ sung thêm làng/ điểm DLCĐ sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của toàn tuyến đối với du khách.
Hiên nay, Sở VHTT&DL và Ban Quản lý CVĐCCB đã xác định và đang vận hành 3 tuyến du lịch: Tuyến 1: Khám phá Phja Oắc – vùng núi của những đổi thay; Tuyến số 2: Hành trình về nguồn cội; Tuyến số 3: Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên.
Trong tương lai, có thể xây dựng thêm các tuyến: Tuyến số 4: Kết nối 02 CVĐCTC (Non nước Cao Bằng và Cao nguyên Đá Đồng Văn; Tuyến số 5: Về miền cổ tích (Thạch An – Hạ Lang – Trùng Khánh – Trà Lĩnh); Tuyến số 6: Kỷ niệm Chiến thắng Biên giới 1950; Tuyến số 7: Du lịch vành đai biên giới Việt – Trung (Bảo Lạc – Hà Quảng – Trà Lĩnh – Trùng Khánh); Tuyến số 8: Kết nối 2 khu DTQGĐB Pác Bó và Rừng Trần Hưng Đạo (Hà Quảng – TT. Thông Nông – Nguyên Bình); Tuyến số 9: Kết nối Khu DTQGĐB Pác Bó với 2 DLTCQG – Mắt Thần Núi và hồ Thang Hen (Hà Quảng – TT. Hùng Quốc – Mắt Thân Núi và Hồ Thang Hen)
Cần bổ sung các làng/điểm DLCĐ vào tuyến 2 (chưa có điểm DLCĐ). Củng cố và hòan  thiện các điểm DLCĐ hiện có của các tuyến 1, 3. Lựa chọn và đưa các làng/điểm DLCĐ vào các tuyến 4,5,6,7,8 và 9 sẽ hình thành trong tương lai không xa. Mục tiêu: Biến các làng/điểm DLCĐ thành những điểm nhấn trong chuỗi các điểm đến của các tuyến DLST, DLVH – LS, DLLN trong vùng CVĐCCB.
*Đề xuất các sản phẩm du lịch
-Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với những yếu tố độc đáo, khác biệt trong vùng CVĐCNN Cao Bằng.
Sản phẩm du lịch sinh thái; Sản phẩm du lịch lịch sử; Sản phẩm du lịch văn hóa; Sản phẩm du lịch làng nghề; Sản phẩm du lịch nông nghiệp; Sản phẩm du lịch thể thao; Sản phẩm DLCĐ; Sản phẩm DL mua sắm; Sản phẩm du lịch biên giới, cửa khẩu.
*Cần phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc trưng gắn với DLST, DLVH, DLLS, DLLN với DLCĐ trên từng tuyến du lịch.
*Cần phát triển các sản phẩm DLST, DLVH, DLLS, DLLN gắn với DLCĐ ở từng làng DLCĐ.
*Đề xuất về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông:
Những nội dung trong yếu trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của vùng CVĐC Cao Bằng và khu vực lân cận được đề xuất như sau: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh trước năm 2025; Nâng cấp tuyến đường QL 34 phục vụ kết nối 2 CVĐC toàn cầu Cao nguyên Đá Đồng Văn và Non nước Cao bằng (nhánh 1); Xây dựng đường nhựa hoặc đường bê tông và Mắt thần Núi và các điểm du lịch quan trọng mới hoặc chuẩn bị đưa vào khai thác du lịch như: Đường vào làng DLCĐ Bản Giuồng, Động Ngườm Pục…; Nâng cấp đường và mở rộng các đường nhỏ hẹp dẫn vào nhiều điểm du lịch hiện có; Nâng cấp tuyến đường QL 4A đoạn Đôn Chương – Trà Lĩnh nhằm kết nối Khu DTQGĐB địa điểm Chiến thăng 1950 với Khu DTQGĐB Pác Bó, qua DLTCQG Thác Bản Giốc; Tu sửa, nâng cấp đường Pác Bó – Thông Nông – Nguyên Bình gồm đoạn QL 4A từ Đôn Chương đi Cần Yên và đường tỉnh ĐT 204 từ Cần Yên đi TT. Thông Nông, đoạn liên xã từ TT.Thông Nông đi TT. Nguyên Bình để kết nối 2 di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó và Rừng Trần Hưng Đạo; Tu sửa nâng cấp đường QL 4A, đoạn Bảo Lạc – Đôn Chương phục vụ kết nối 2 CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và Non nước Cao Bằng ( Nhánh 2); Xây dựng dự án và đề nghị Chính phủ phê duyệt dự án đường cao tốc Chợ Mới – Cao Bằng để tránh các đèo lớn như: Đèo Giàng, đèo Gió, đèo Tài Hồ Sìn, đèo Cao Bắc nhằm tăng tốc độ lưu thông và giảm bớt mức độ mệt mỏi của du khách trên tuyến chủ lực Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng; Xây dựng dự án và đề nghị Chính phủ phê duyệt dự án sân bay Cao Bằng.
*Đề xuất phát triển mô hình DLCĐ gắn với DLST, DLVH – LS và DLLN:
Dể có thể phát triển DLCĐ tại một làng DLCĐ gắn với DLST, DLVH – LS và DLLN, cần thiết phải thực hiện tốt 2 nội dung: Xây dựng được một dự án phát triển DLCĐ gắn với DLST, DLVH – LS một cách khoa học khả thi để đảm bảo dễ triển khai thực hiện đạt kết quả bền vững tại từng làng/ điểm DLCĐ; Xây dựng được cơ chế chính sách phối hợp giữa các bên liên quan trong tổ chức quản lý và hưởng lợi từ thực hiện dự án DLCĐ.
*Đề xuất về bảo tồn, phát huy tài nguyên trong phát triển DLCĐ:
Các loại tài nguyên văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và môi trường sin h thái trong vùng CVĐCNN Cao Bằng đều có sự trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ phát triển DLCĐ. Các tài nguyên này phục vụ trực tiếp cho phát triển DLCĐ khi nó chính là các tìa nguyên của làng DLCĐ. Nó phục vụ gián tiếp cho DLCĐ khi nó tuy không nằm tại làng DLCĐ nhưng nó nằm ở những điểm DL khác trên tuyến/tour du lịch có DLCĐ, bởi vì nếu tài nguyên ấy đặc sắc sẽ góp phần thu hút du khách tham gia tuyến/tour này nên se4x gia tăng được lượng khách đến với các điểm DLCĐ trên các tuyến/tour. Các tài nguyên này được bảo tồn tốt sẽ tạo ra sự hấp dẫn của DLCĐ.
*Đề xuất về bảo tồn tài nguyên du lịch phục vụ DLCĐ:
Cần thống nhất nhận thức và quan điểm trong cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, trong mọi cấp, mọi ngành về bảo tồn và phát huy tài nguyên trong phát triển DLCĐ bền vững; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch;Nâng cao quản lý nhà nước về tài nguyên trong phát triển DLCĐ; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kiểm kê, làm hồ sơ khoa học cho các di sản làm căn cứ cho công tác bảo tồn và phát huy; Cần xây dựng và thực hiện các dự án bảo tồn, trung tu chống lại sự xuống cấp; Quản lý tốt việc phát huy các di sản phục vụ phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn di sản, không khai thác di sản quá mức, bằng mọi giá;Phá huy vai trò của người dân trong cộng động bảo vệ, bảo tồn và phát huy di sản trong phát triển DLCĐ; Cần xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp và phân chia nguồn lợi từ phai thác di sản trong phát triển DLCĐ; Tận dụng vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia, phản biện xã hội trong bảo tồn phát huy di sản VHLS.

Nội dung 8: Giải pháp tăng cường phát triển mô hình DLCĐ gắn với DLST, DLVH – LS, DLLN
-Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức phát triển DLCĐ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong DLCĐ
-Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển DLCĐ.
-Huy động và lồng ghép các nguồn lực
-Đầu tư có trong tâm, trọng điểm, không dàn trải nhằm nâng cao hiệu quả phát triển DLCĐ
-Phát triển nguồn nhân lực
-Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển DLCĐ trong vùng CVĐCNN Cao bằng
-Phát triển các làng DLCĐ trên từng tuyến du lịch
-Phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo
-Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
-Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển mô hình DLCĐ ở từng làng DLCĐ
-Xây dựng và thực hiện mô hình phối hợp giữa các bên liên quan trong tổ chức quản lý và hưởng lợi từ dự án phát triển DLCĐ gắn với DLST, DLVH – LS, DLLN
-Giải pháp bảo tồn phát triển các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử phục vụ DLCĐ
Tin khác
1 2 














image advertisement