Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Sở Khoa học và Công nghệ Kiểm tra tiến độ thực hiện Đề tài nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh tại huyện Nguyên Bình và huyện Hòa An
Lượt xem: 93

Thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh năm 2024, ngày 27/3, đồng chí Bế Đăng Khoa, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh tại huyện Nguyên Bình và huyện Hòa An. Cùng đicác đồng chí thuộc phòng Quản lý khoa học; Quỹ Phát triển KHCN. Tiếp và làm việc với đoàn có đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện và UBND các có mô hình triển khai tại địa bàn.

 

anh tin bai

 Đ/c Bế Đăng KhoaTỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN kiểm tra Mô hình trồng cây Mắc ca tại xã Vũ Minh 

Tại huyện Nguyên Bình, Đoàn đã kiểm tra 03 mô hình, trong đó có: Mô hình trồng cây Mắc ca được triển khai tại xã Vũ Minh nằm trong Đề tài: “Ứng dụng KH&CN chọn giống, nhân giống một số dòng Mắc ca (Macadamia) và gây trồng theo hướng thâm canh cho năng suất quả cao tại tỉnh Cao Bằng”, do Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện. Mô hình được trồng vào tháng 6/2023 với 279 cây, diện tích 1 ha. Trong quá trình triển khai, cán bộ cơ quan chủ trì đã hướng dẫn hộ tham gia về kỹ thuật trồng thâm canh, bón phân, nhận diện và phòng trừ các loại sâu bệnh hại, phát dọn thực bì. Cây sinh trưởng phát triển tương đối tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%. Qua kiểm tra cho thấy cây giống Mắc ca đưa vào trồng đảm bảo tiêu chuẩn, đúng mật độ, kỹ thuật và đang được chăm sóc theo một quy trình chung. Đoàn kiểm tra yêu cầu đơn vị chủ trì tiếp tục chỉ đạo chăm sóc và theo dõi khảo nghiệm dòng vô tính kết hợp với xây dựng vườn cây đầu dòng; tiếp tục thí nghiệm xác định thời vụ ghép phù hợp để nhân giống Mắc ca.

anh tin bai

 Đ/c Bế Đăng KhoaTỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN kiểm tra Mô hình trồng thâm canh rau Ngót rừng tại xã Vũ Minh

Cũng tại xã Vũ Minh, Đoàn đã kiểm tra Mô hình trồng thâm canh rau Ngót rừng theo hướng dẫn VietGap tại vườn hộ với tổng diện tích 01 ha, được trồng vào tháng 3/2023, do Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh - Viện Nghiên cứu Lâm sinh chủ trì thực hiện Đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống trồng rau ngót rừng (Melientha suavis Pierre) trên địa bàn huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Cây đang sinh trưởng, phát triển ổn định, tỷ lệ sống trên 85%. Để cây sinh trưởng phát triển tốt. Đoàn kiểm tra yêu cầu đơn vị chủ trì phối hợp tốt với Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật lâm sinh, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, thường xuyên kiểm tra mô hình nhân giống, trồng thâm canh rau Ngót rừng, kịp thời phòng trừ côn trùng cắn phá. Đồng thời thường xuyên vận động các hộ gia đình tăng cường chăm sóc, bảo vệ mô hình, trời nắng nóng, khô hạn kéo dài cần có biện pháp che nắng.

Tại xã Ca Thành, Đoàn tiến hành kiểm tra Mô hình trồng thử nghiệm Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu thuộc Đề tài: Nghiên cứu bảo tồn Sâm (Panax sp) phân bố tự nhiên tại tỉnh Cao Bằng và kết hợp trồng thử nghiệm Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu. Chủ trì nhiệm vụ, Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tham gia thực hiện. Mô hình có diện tích 120m2 gồm 02 loài Sâm Cao Bằng và Sâm Lai Châu. Theo báo cáo đơn vị chủ trì, để xây dựng được mô hình trồng cây Sâm dưới mái che, nhóm thực hiện đề tài đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của độ che sáng, độ cao, mật độ trồng và phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. Đề tài cơ bản đã thực hiện đúng tiến độ, các sản phẩm và chất lượng, thực hiện theo đúng yêu cầu kế hoạch. Hiện tại cây sinh trưởng phát triển tốt. Đoàn kiểm tra yêu cầu đơn vị chủ trì tiếp tục nghiên cứu bổ sung kỹ thuật trồng kết hợp xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Sâm (Panax sp) và Sâm lai châu; đánh giá thí nghiệm khảo nghiệm loài Sâm Cao Bằng và Sâm Lai Châu; đánh giá chất lượng dược liệu của Sâm (Panax sp) và Sâm lai châu trồng tại Cao Bằng; hoàn thiện quy trình kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tổ chức hội nghị đầu bờ.

Cùng ngày Đoàn đã tiến hành kiểm tra mô hình trồng cây Mắc ca tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, được trồng vào năm 2023 có diện tích 1ha, cũng thuộc Đề tài: “Ứng dụng KH&CN chọn giống, nhân giống một số dòng Mắc ca (Macadamia) và gây trồng theo hướng thâm canh cho năng suất quả cao tại tỉnh Cao Bằng”, do Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức chủ trì.  Mô hình ở đây triển khai trồng vào tháng 6/2023. Theo báo cáo của cơ quan chủ trì, vật tư cây giống, phân bón đã bàn giao đầy đủ cho người dân trong quá trình trồng, chăm sóc. Kỹ thuật trồng thâm canh được hướng dẫn theo quy trình. Hiện tại, tỷ lệ sống đạt 95%, cây sinh trưởng phát triển tốt. Đoàn yêu cầu đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch triệu tập tổ chức lớp tập huấn cho các hộ dân; chỉ đạo chăm sóc và theo dõi các mô hình; phối hợp với các cơ quan liên quan nhanh chóng có biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại mô hình tiếp tục phát triển tốt.

Kiểm tra mô hình trồng Giổi ăn hạt tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, mô hình trồng của gia đình ông Mai Vũ Kiên với tổng diện tích thực hiện 2 ha, có mật độ 500cây/ha. Cây giống được trồng bằng cây ghép, thời gian trồng vào tháng 3/2023. Mô hình thuộc Đề tài: Nghiên cứu khảo nghiệm một số xuất xứ Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) có năng suất, chất lượng tại tỉnh Cao Bằng”, do Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức chủ trì thực hiện. Ngay sau khi mô hình được triển khai, các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, khoảng cách cây cách cây, hàng các hàng, kỹ thuật bón lót, chăm sóc cây Giổi qua từng giai đoạn phát triển. Theo kế hoạch sau 3 năm sẽ cho bói quả, từ năm thứ 4 cây Giổi bắt đầu cho thu hoạch. Đây là loại cây tạo thành phẩm hạt Giổi và sử dụng làm gia vị truyền thống, cũng như chiết xuất tinh dầu làm hương liệu. Kiểm tra thực tế tại mô hình trồng cây Giổi ăn hạt cho thấy, sau gần một năm trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật cây Giổi sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95% chiều cao trung bình của cây đã đạt tới 1 m.

Qua kiểm tra các mô hình, đồng chí Bế Đăng Khoa - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN, nhận định đánh giá chung, các cơ quan chủ trì các đề tài rất tích cực triển khai các nội dung theo thuyết minh đã được phê duyệt. Trong thời gian tiếp theo, các nhóm nghiên cứu tăng cường công tác giám sát, theo dõi đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cây. Chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Tích cực thực hiện các mô hình đạt hiệu quả để triển khai nhân rộng, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân./.

 

N.Th
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 














image advertisement