Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Khai thác và phát triển bền vững nguồn gen bản địa cây lê xanh phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân tại Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 90
Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm Chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN: Thạc sỹ Nguyễn Bá Tuấn Thời gian thực hiện: 2018 - 2021    

I. Đặt vấn đề
Tỉnh Cao Bằng với điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai nên giống Lê bản địa có chất lượng rất ngon, quả ngọt thơm vượt xa so với các giống Lê nhập từ Trung Quốc và được người tiêu dùng ưa thích. Giống Lê xanh Bảo Lạc cho quả to trung bình 400g - 700g, có thể lên tới 1kg/quả, có vị ngọt mát riêng biệt, thơm ngon, nhiều  nước, ít cát, giòn. Nhiều cây Lê xanh cho thu từ 100 - 200kg quả, một số cây đạt từ 300 - 400 kg quả/cây với giá bán trung bình 25.000 - 30.000 đ/kg, tiền bán quả lê đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong thu nhập của các hộ gia đình trồng lê xanh.
Tuy nhiên, cây Lê xanh thường được trồng trong vườn gia đình theo dạng tự phát, chưa hình thành các trang trại quy mô lớn hoặc vùng chuyên canh hàng hóa, ít được đầu tư chăm sóc, quả Lê chỉ dược sử dụng dưới dạng ăn tươi tại chỗ hoặc lưu thông một phần trong tỉnh. Điều đó đã dẫn đến tình trạng nhiều cây Lê bị còi cọc, sâu bệnh, chết dần sau một thời gian và xuất hiện hiện tượng thoái hóa nguồn gen dẫn đến diện tích trồng Lê xanh bị thu hẹp, giảm năng suất và chất lượng, ảnh hưởng đến đến việc đầu tư và phát triển cây Lê xanh trên địa bàn huyện. Mặt khác trên địa bàn huyện cũng chưa có cây Lê xanh nào được công nhận là cây đầu dòng nên việc khai thác và quản lý chất lượng cây giống còn gặp khó khăn và để có thể phát triển mở rộng diện tích giống lê này trên dịa bàn huyện cũng như các vùng phụ cận.
Do đó việc thực hiện đề tài "Khai thác và phát triển bền vững nguồn gen bản địa cây Lê xanh phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là hết sức cần thiết.
 
II. Mục tiêu:
Khai thác và phát triển bền vững nguồn gen bản địa cây Lê xanh phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

III. Kết quả
3.1. Nội dung 1: Tổ chức hội nghị trước khi triển khai đề tài
Đã tổ chức được 01 hội nghị tại huyện Bảo Lạc để làm rõ quyền lợi, trách nhiệm và cam kết giữa các bên trong việc triển khai thực hiện đề tài.

3.2. Nội dung 2: Điều tra, khảo sát giống  Lê xanh Bảo Lạc phục vụ phát triển mở rộng diện tích Lê xanh tại xã Đình Phùng, xã Huy Giáp, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng.
- Đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng sản xuất Lê xanh. Phiếu điều tra, khảo sát bao gồm 5 nhóm thông tin với 45 chỉ tiêu cần thu thập.
- Đã tiến hành điều tra đánh giá thực trạng sản xuất Lê xanh tại 3 xã: Xuân Trường, Đình Phùng, Huy Giáp của huyện Bảo Lạc với tổng số 150 phiếu.
- Đất trồng Lê xanh tại các xã chủ yếu là đất đỏ vàng, đất xám đen (chiếm 70%) là đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, pH thấp, đất dốc < 10 độ chiếm gần 80%. Cây lê chỉ trồng được ở điểm có độ lạnh từ >300 - 600 CU mới cho hiệu quả.
- Nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép (76,4%), phương pháp chiết (14,2%). Cây cao niên chiếm đa số, cây > 10 tuổi chiếm 47,9%; cây 5 - 10 tuổi chiếm 38,8%.
- Đã xây dựng và đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây Lê xanh: Quy hoạch vùng trồng; Giống và kỹ thuật nhân giống; Quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất; Đào tạo, tập huấn; Dịch vụ vật tư và dụng cụ làm vườn; Quảng bá ản phẩm và thị trường tiêu thụ.

3.3 Nội dung 3: Đánh giá và bình tuyển cây lê xanh ưu tú để duy trì và bảo tồn, làm vật liệu cho nhân giống mở rộng diện tích
- Tổ chức 01 hội nghị bình tuyển tại huyện Bảo Lạc. Qua hội nghị, hội đồng bình tuyển đã tuyển chọn và cấp chứng nhận cho 15 cây Lê xanh đạt tiêu chuẩn cây ưu tú để phục vụ mô hình trồng mới của đề tài.
- Qua quá trình bình tuyển đã công nhận 13 cây Lê xanh đạt tiêu chuẩn cây dầu dòng.

3.4. Nội dung 4: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuạt thâm canh cây Lê xanh tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Bao quả sau tắt hoa 20 ngày cho năng suát cao nhất, đồng thời mẫu mã quả đẹp, không có vết sâu bệnh. Việc sử dụng túi bao gói quả đã làm giảm rõ rệt số lần phun thuốc BVTV cho cây lê và sản phẩm thu được có mẫu mã quả đẹp.
- Khoanh vỏ cho cây lê xanh có tỷ lệ đậu quả sau 30 ngày đạt 4,1 - 4,5%. Khoanh vỏ trên cành cấp 1 cho tỷ lệ đậu quả cao và năng suất cũng tăng (71,3 kg/cây).

3.5. Nội dung 5: Xây dựng mô hình trồng mới giống Lê xanh Bảo Lạc quy mô 4ha (2.000 cây) tại xã Đình Phùng và xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Lựa chọn được 3 hộ tham gia xây dựng mô hình: xã Đình Phùng 2 ha (1.000 cây) với 1 hộ tham gia; xã Huy giáp 2ha (1.000 cây) với 2 hộ tham gia. Tỷ lệ sống của các cây trong mô hình cao đạt 95%.
- Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ thăm mô hình trồng mới giống Lê xanh bản địa tại 2 xã Đình Phùng và Huy Giáp với số người tham gia 100 người.

3.6. Nội dung 6: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thâm canh giống Lê xanh Bảo Lạc cho nông dân địa phương tại xã Đình Phùng và xã Huy Giáp huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Chuyển giao quy trình kỹ thuật về trồng, chăm sóc và thâm canh giống Lê xanh bản địa tại xã Đình Phùng và Huy giáp với số người được đào tạo, tiếp nhận công nghệ 100 người.

Tin khác
1 2 














image advertisement