Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Ứng dụng Khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình liên kết sản xuất Gạo đặc sản Nếp Hương Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 136
Cơ quan chủ trì thực hiện: Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm Chủ nhiệm dự án: KS. Luân Thị Diệp Thời gian thực hiện: 2018 – 2022
I.Đặt vấn đề
Lúa Nếp Hương là một loại nông sản đặc hữu của địa phương. Nếp hương trồng chủ yếu tại huyện Bảo Lạc, vì nơi đây có điều kiện tự nhiên phù hợp, giống lúa này được người dân địa phương trồng từ lâu đời, tuy nhiên qua nhiều năm do chưa áp dụng KHKT vào sản xuất nên năng suất thấp, cây hay bị đổ và dần bị thoái hóa do trồng cùng vùng hoặc cùng thửa với nhiều giống nếp. Từ thực tế này yêu cầu phải chọn lọc, phục tráng, khôi phục lại nguồn gen quý hiếm, đồng thời phát triển và mở rộng diện tích gieo trồng 2 giống lúa này để trở thành hàng hóa. Vì vậy năm 2011 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Cao Bằng đã triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu bảo tồn và phục tráng giống lúa Nếp hương Bảo lạc và Pì pất Cao bằng. Kết quả đề tài đã phục tráng thành công nguồn gen 2 giống lúa đặc sản của địa phương trong đó có Nếp hương Bảo Lạc, làm cơ sở để xây dựng nhãn hiệu tập thể cho gạo nếp đặc sản của Cao Bằng.
Năm 2020, trên cơ sở thành công của Dự án Xây dựng, quản lý và phát triển NHTT Nếp hương  Bảo Lạc cho sản phẩm gạo Nếp hương của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng do Sở KH&CN chủ trì, phối hợp với UBND huyện Bảo Lạc thực hiện, Nếp hương Bảo Lạc đã được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp dưới dạng NHTT. Để tiếp tục phát huy, khai thác hiệu quả giá trị của NHTT Nếp hương Bảo Lạc, đưa sản phẩm này trở thành hàng hóa, đồng thời với việc triển khai xây dựng thương hiệu, các cơ quan, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã quan tâm phê duyệt hỗ trợ cho các hộ nông dân tại Bảo Lạc phát triển vùng sản xuất Nếp hương. Từ mục tiêu đó, dự án “Ứng dụng Khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình liên kết sản xuất gạo Nếp hương tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” đã được triển khai thực hiện theo Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển KT – XH nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025.

II- Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng thành công các tiến bộ KHKT từ các kết quả nghiên cứu về bảo tồn, phục tráng Nếp hương để xây dựng được mô hình liên kết sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu nhân giống, sản xuất, đến xây dựng thương hiệu, bao tiêu sản phẩm nhằm tạo vùng sản xuất gạo đặc sản chất lượng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân huyện Bảo lạc, tỉnh Cao Bằng.

III – Kết quả nghiên cứu
Nội dung 1:Điều tra, khảo sát, rà soát hiện trạng sản xuất lúa đặc sản Nếp hương; vận động và lựa chọn các nông hộ tham gia thực hiện dự án
Điều tra, khảo sát bổ sung đánh giá thực trạng vùng dự án sản xuất lúa Nếp hương Bảo Lạc.
Tiến hành khảo sát tại các xã : Xã Xuân Trường số lượng hộ được khảo sát 91 hộ, thời gian khảo sát 14/8/2019; Xã Phan Thanh, 37 hộ, thời gian khảo sát 22 -26/3/2019; Xã Khánh Xuân 60 hộ thời gian khảo sát 22 – 26/2019. Tại các xã Phan Thanh, Xuân Trường, Khánh Xuân huyện Bảo Lạc, qua điều tra cho thấy 3 địa điểm trên đang sử dụng 3 giống nếp, gồm giống lúa nếp thấp cây du nhập từ Trung Quốc, năng suất cao, nhưng chất lượng gạo không thơm ngon, cơm cứng hơn so với các giống nếp khác; Giống lúa Nếp hương này có chất lượng thơm ngon và dẻo được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến bởi hương vị đặc biệt của giống, đồng thời gioongsluas này đã được phục tráng sau thành công của đề tài nhiên cứu khoa học thực hiện năm 2014, hiện nay giống này ngày càng được mở rộng. Năm 2018, tổng diện tích lúa Nếp hương trên địa bàn 3 xã có khoảng 75 ha.Quy mô sản xuất còn mạnh mún, nhỏ lẻ, chưa sản xuất tập trung thành vùng theo hướng hàng hóa. Đặc biệt tư duy sản xuất của người nông dân của vùng này còn khá lạc hậu, hoạt động sản xuất vẫn theo phong tục tập quán cũ, nhìn chung vẫn còn theo hướng tự cung tự cấp. Do vậy, để sản phẩm Nếp hương thực sự trở thành hàng hóa, cần thiết có sự liên kết, hỗ trợ của hà nước và các doanh nghiệp để thúc đẩy tiềm năng gạo đặc sản vốn có của địa phương này.

Nội dung 2: Đào tạo tập huấn để chuyển giao các quy trình công nghệ
-Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đã tổ chức phối hợp với Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo lâm chuyển giao, hướng dẫn và tiếp nhận các quy trình kỹ thuật trong sản xuất lúa Nếp hương cụ thể: Quy trình sản xuất hạt giống Nếp hương xác nhận; Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa Nếp hương thương phẩm.
-Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tổ chức phối hợp với Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo lâm chuyển giao, hướng dẫn và tiếp nhận quy trình: Quy trình kỹ thuật bảo quản và chế biến gạo Nếp hương thương phẩm chất lượng cao.
- Công tác chuyển giao, thực hiện áp dụng Quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGap):
Hệ thống tài liệu VietGap đã được xây dựng, ban hành và đưa vào áp dụng trong vụ sản xuất năm 2020 gồm tài liệu: Tài liệu chung của hệ thống quản lý chất lượng VietGap đối với sản xuất lúa Nếp hương Bảo Lạc; Các quy định trong hệ thống VietGap…Trên cơ sở đó đơn vị chủ trì đã xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo kỹ thuật cho 05 lỹ thuật viên cơ sở tiếp thu làm chủ được công nghệ san xuất giống và sản xuất lúa thương phẩm và theo tiêu chuẩn VietGap, năm vững được quy trình bảo quản và chế biến gạo Nếp hương thương phẩm chất lượng cao; 06 lớp tập huấn cho nông dân với 360 lượt nông dân; 01 lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật sản xuất giống lúa xác nhận tại xã Xuân Trường (60 người/lớp); 03 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa Nếp hương thương phẩm làm hàng hóa tại xã Xuân Trường, Khánh Xuân và Phan Thanh (60 người/lớp); 02 lớp tập huấn về sản xuất lúa Nếp hương thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Xuân Trường và Phan Thanh….Qua lớp tập huấn người nông dân đã nhân thức được những vấn đề khác cần lưu ý khi canh tác sản xuất giống lúa Nếp hương so với việc sản xuất lúa thương phẩm…

Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất lúa xác nhận và mô hình sản xuất lúa Nếp Hương thương phẩm
Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa nếp Hương xác nhận( 2 vụ/2 năm) được triển khai thực hiện tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc.
Các nguyên tắc thực hiện giống xác nhận: Hạt giống dùng để gieo mạ phải là hạt giống nguyên chủng; số dảnh cấy có thể từ 1 đến 3 dảnh/ khóm, nếu cấy 1 dảnh càng tốt; mạ cần gieo thưa để có ngạch trê, sau cấy cần bón sớm, bón tập trung để lúa đẻ khỏe, dễ khử lẫn, tiết kiệm được lượng giống gieo; rộng lúa phải được kiểm định và lô giống phải được kiểm nghiệm về chất lượng giống để xác định đúng cấp giống. Qua theo dõi cho thấy hạt giống lúa xác nhận được sản xuất tại mô hình đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm giống, người dân tham gia thực hiện mô hình đã làm chủ kỹ thuật và có thể tự sản xuất giống để phục vụ sản xuất.
Xây dựng mô hình sản xuất lúa Nếp hương thương phẩm (tại 03 xã)
Vụ mùa năm 2019 đã trồng được 100ha (trong đó có 20,7 ha trồng theo hướng VietGap), năng suất đạt 41 – 43,5 tạ/ha/vụ, thấp hơn dự kiến ban đầu (50 tạ/ha)
Vụ mùa năm 2020 đã trồng 100ha (trong đó có 20,7 ha trồng theo hướng VietGap), năng suất đạt 42,5 – 44,4 tạ/ha/vụ, thấp hơn dự kiến ban đầu (50 tạ/ha).
Các mô hình sản xuất lúa thương phẩm đều đã được tổ chức nghiệm thu theo quy định.


Nội dung 4: Xây dựng mô hình bảo quản chế biến gạo Nếp hương và xây dựng thương hiệu, xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo đặc sản Nếp hương ở trong và ngoài tỉnh
Xây dựng mô hình bảo quản chế biến gạo Nếp hương đặc sản:
Để triển khai mô hình chế biến gạo Nếp hương đặc sản, Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm đã thực hiện cải tạo, sửa chữa nhà xưởng tạo mặt bằng sản xuất; mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, máy móc, dây chuyền chế biến, đóng gói sản phẩm gạo Nếp hương, đảm bảo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường đạt chất lượng. Sau khi hoàn thiện hệ thống chế biến gạo Doanh nghiệp đã tiến hành thu mua lúa Nếp hương của bà con nông dân tại vùng triển khai dự án với tổng sản lượng các vụ sản xuất năm 2019 – 2021 đạt trên 64 tấn (thóc khô) để thực hiện chế biến cung cấp sản phẩm ra thị trường.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo đặc sản Nếp hương:        
Hoàn thành thiết kế và tiến hành đăng ký bảo hộ SHTT cho 01 nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp, 01 kiểu dáng công nghiệp. hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận đơn hợp lệ; Doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký mã số, mã vạch và đăng ký truy xuất nguồn gốc (QR Code) – icheck – cho sản phẩm gạo Nếp hương; Đã lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh anh toàn thực phẩm cho sản phẩm Gạo Nếp hương Bảo Lạc Cao Bằng. Ngày 07/9/2020 sản phẩm gạo Nếp hương của doanh nghiệp sản xuất theo dự án đã được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cấp Giấy chứng nhận số 28/2020/NNPTNT –CB.
Thực hiện chủ trương phát triển sản phẩm hàng hóa theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, nhận thấy sản phẩm gạo đặc sản Nếp hương Bảo lạc do daonh nghiệp chế biến hoàn toàn đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn yêu cầu, Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm đã thiết lập, xây dựng Hồ sơ và đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Kết quả sản phẩm đã được cấp Giấy chứng  sản phẩm đạt hạng 3 sao cấp tỉnh.
Doanh nghiệp cũng đã tạo được kênh tiêu thụ sản phẩm gạo Nếp hương trên thị trường tỉnh Cao Bằng, đưa sản phẩm vào tiêu thụ một số siêu thị, đại lý, cửa hàng thành phố Cao Bằng và thị trấn Bảo lạc ….
Tin khác
1 2 














image advertisement