Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu và phát triển vùng sản xuất dược liệu Hoài Sơn (củ mài) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng theo chuỗi giá trị sản phẩm
Lượt xem: 98
Cơ quan chủ trì thực hiện: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Minh Tuấn Thời gian thực hiện: 12/2020 – 12/2022
I – Đặt vấn đề
Nguyên Bình là một huyện vùng cao của Cao Bằng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển sản xuất cây dược liệu trong đó có cây Hoài Sơn. Huyện đã  xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu gắn với thế mạnh của vùng, từng bước hình thành vùng sản xuất cây dược liệu. Mặc dù có nhiều lợi thế, song sản xuất dược liệu trong đó có cây Hoài Sơn còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái  và bao tiêu sản phẩm cây dược liệu Hoài Sơn. Xuất phát từ vấn đề khó khăn trên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và phát triển vùng sản xuất dược liệu Hoài Sơn (củ mài) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng theo chuỗi giá trị sản phẩm” là cần thiết

II – Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được 01 mô hình thâm canh dược liệu Hoài Sơn theo chuỗi giá trị sản phẩm quy mô 0,3 ha có năng suất 35 – 40 tấn củ tươi/ha, sản lượng 3,0 – 3,5 tấn củ khô/0,3 ha, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất; Hoàn thiện 01 quy trình trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế dược liệu Hoài Sơn; Hình thành mô hình trong việc liên kết tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa.

III – Kết quả nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng sản xuất và lựa chọn đất đai, địa điểm trồng thích hợp cho cây Hoài Sơn tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình
Qua điều tra, đánh giá cho thấy sự khác biệt về thời vụ trồng và thu hoạch củ Hoài sơn tại vườn của nông hộ với trong rừng tự nhiên. Thời vụ trồng củ Hoài sơn có thể trồng từ tháng 1 – thangs4 hàng năm, theo đánh giá của các nông hộ trồng vào thansg3 là thích hợp nhất (33,3%), tiếp đến là tháng 4 (13,3%) và tháng 1 (10%), trong khi trồng trong rừng tự nhiên thì 33,3% cho rằng trồng vào tháng 4 là thích hợp nhất, tiếp đến là tháng 3 (23,3%). Qua đó đó cho thấy thời vụ trồng ở trên rừng tự nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào việc đi thu hái củ Hoài sơn của người dân bản địa và để lại bộ phận củ làm giống cho đợt tiếp theo (phần lớn thu hái được cxur vafot háng 3 – 4 hàng năm, khi đó cây này mầm mọc mới biết được vị trí có củ Hoài sơn để thu hái cho rằng thời vụ đó là thích hợp).
Kỹ thuật canh tác cho cây Hoài sơn tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng:
Diện tích trồng cây Hoài sơn còn nhỏ lẻ với tổng diện tích trồng là 9 sào ở một vài thôn trong xã. Việc áp dụng phân bón cho cây Hoài sơn tại vườn trồng nông hộ đã được áp dụng, nhưng tỷ lệ áp dụng rất ít vì phần lớn là thu hái trong rừng tự nhiên. Qua điều tra đánh giá cho thấy hộ dân cư sử dụng phân chuồng với  với lượng 500 kg/sào với tỷ lệ áp dụng 13,3%, phân hữu cơ vi sinh được áp dụng với lượng 150kg/sào với tỷ lệ áp dụng rất thấp 6,7 %, phân đạm, lân, kali chỉ có 10% áp dụng vào sản xuất cho cây Hoài sơn.
Đánh giá về hình thức mua bán củ Hoài sơn tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình: Qua điều tra cho thấy giá bán củ Hoài sơn dao động khoảng 20.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg sự thay đổi về giá bán này chủ yếu phụ thuộc vào ngày công lao động của người đi đào của Hoài sơn trong rừng tự nhiên. Trong khi đó giá bán của Hoài sơn trồng tại nông hộ chỉ khoảng 15.000 đồng/kg – 20.000 đồng/kg, giá bán này cũng phù hợp với giá bán củ Hoài sơn tại một số nơi thuộc khu vực miền núi phía Bắc.
Đánh giá tiền năng phát triển sản xuất cây Hoài sơn tại xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình:
Qua điều tra đánh giá cho thấy địa phương có  nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây dược liệu Hoài sơn, trong đó 60% cho rằng địa phương có diện tích đất và thổ nhưỡng phù hợp, 40% cho rằng có điều kiện khí hậu thích hợp để trồng cây Hoài sơn và 30% cho rằng có nguồn nhân lực có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cây Hoài sơn. Tuy nhiên khó khăn nhất là khả năng bao tiêu sản phẩm và thị trường đầu ra cho sản phẩm, qua điều tra đánh giá cho thấy 86,7% cho rằng khó khăn nhất  của họ là thị trường đầu ra cho sản phẩm, tiếp  đến là khó khăn về khả năng tiếp cận vốn đầu tư (40%), khó khăn về kỹ thuật canh tác và nguồn giống tốt chiếm khoảng 30% - 36,7%, còn lại là những khó khăn khác như thiếu đất canh tác, biến đổi khí hậu.

Nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái dược liệu Hoài sơn tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển cây dược liệu Hoài sơn: Thời gian sinh trưởng cây Hoài sơn tại xã Vũ Minh. Qua các thí nghiệm 1,2 cho thấy cây Hoài sơn có tỷ lệ mọc tương đương nhau, đây được xem là điều kiện thuận lợi để có thể sử dụng nguồn giống tại chỗ của địa phương, cũng như sử dụng nguồn giống từ các công ty, doanh nghiệp trong phát triển sản xuất cây Hoài sơn ở địa phương.
Đặc điểm hình thái cây Hoài sơn: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao cây của các công thức trong thí nghiệm dao động khoảng 194,9 – 197,5cm tron g đó công thức 2 có tốc độ tăng trưởng chiều cao đếm thời điểm chạm giàn nhanh hơn so với công thức 1, mặc dù sự sai khác là không có ý nghĩa qau xử lý thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Về kích thước lá, kết quả cho thấy công thức 2 có chiều dài lá là 12,9 cm, chiều rộng là 7,3cm và cao hơn so với công thức 1. Về đường kính gốc không có sự sai khác về trung bình đường kính gốc của các công thức trong thí nghiệm độ tin cậy 95%.
Đặc điểm củ và năng suất cây Hoài sơn: Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa trong bình các công thức trong thí nghiệm về khối lượng trung bình củ ở mức độ tin cậy 95%. Chiều dài củ dao động trong khoảng 43,22 – 52,87cm, trong đó công thức 1 có chiều dài củ lớn hơn công thức 2 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Về đường kinh củ có sự sai khác có ý nghĩa giữa các côn g thức trong thí nghiệm, công thức 2 có đường kính củ lớn nhất với giá trị là 4,7 cm và cao hơn công thức 1 (3,71 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy là 95%.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển cây Hoài sơn tại xã Vũ Minh:
Nhóm tác giả đã nghiên cứu thí nghiệm với 3 công thức khác nhau và kết quả như sau:
Công thức 3 có tỷ lệ mọc cao nhất 97,3%, tiếp đến là công thức 2 với tỷ lệ mọc là 96,7%, trong khi đó công thức 1 có tỷ lệ mọc thấp nhất với giá trị là 94,7% và thấp hơn các công thức trong thí nghiệm một các chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm hình thái cây Hoài sơn tại Vũ Minh: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao cây của các công thức trong thí nghiệm trước khi chạm giàn dao động khoangr190,4 – 196,9cm trong đó công thức 3 có chiều cao lớn nhất với giá trị 196,9cm, công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất với giá trị 190,4cm và thấp hơn công thức 3 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm và năng suất cây Hoài sơn tại Vũ Minh: Khối lượng trung bình của của các công thức trong thí nghiệm dao động trong khoảng 0,51 – 0,74kg/củ. Côn g thức 3 có khối lượng trung bình củ cao nhất (0,74kg/của), tiếp đến là công thức 2 với khối lượng trung bình là 0,72kg/củ trong khi đó công thức 1 có khối lượng trung bình thấp nhất (0,51kg/củ) và thấp hơn công thức trong thí nghiệm một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng  của cây Hoài sơn tại xã Vũ Minh:
Qua thí nghiệm cho thấy tỷ lệ mọc của các công thức trong thí nghiệm dao động trong khoảng 96 – 96,5%, trong đó công thức 2 có tỷ lệ mọc cao nhất là 96,5%, công thức 3 cho tỷ lệ mọc thấp nhất 96,0%. Qua phân tích thông kê cho thấy không có sự sai khác giữa các công thức trong thí nghiệm về tỷ lệ mọc ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái của cây Hoài sơn tại xã Vũ Minh:
Kết quả cho thấy có sự sai khác về chiều cao cây một cách chắc chắn (p< 0,05) giữa các công thức trong thí nghiệm. Công thức 3 có chiều cao cây thấp nhất với giá trị là 176,3cm và thấp hơn công thức 1 với giá trị là 186,6cm một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Về chiều dài lá, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiều dài lá của các công thức trong thí nghiệm dao động trong khoảng 12,4 – 13,5 cm,trong đó công thức 2 và 3 có chiều dài lá thấp nhất với giá trị lần lượt là 12,4 – 12,5 cm một cách tương ứng và thấp hơn công thức 1 một cách chắc chắn với độ tin cậy 95%. Do vậy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm so với công thức đối chứng về đường kính gốc và chiều rộng lá một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm năng suất của cây Hoài sơn tại xã Vũ Minh:
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trong thí nghiệm so với công thức đối chứng về kích thước của (P<0,05). Công thức 3 có chiều dài thấp nhất với giá trị là 35,45cm và thấp hơn công thức 1 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy là 95%. Công thức 2 cũng có chiều dài củ thấp hơn so với công thức 1 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Về đường kính củ, công thức 3 có có giá trị thấp nhất (3,68cm) và thấp hơn công thức 1 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
*Kết luận:
- Khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống Hoài sơn trong thí nghiệm tưởng đương nhau; Công thức 3 (9 tấn phân hữu cơ vi sinh sông gianh/ha +1,3 tấn NPK 13:13:13/ha) cho năng suất cao nhất so với công thức trong thí nghiệm; Công thức 1 (trồng với mật độ 50.000 cây/ha) cho năng suất cao nhất với giá trị là 35,5 tấn.ha và cao hơn các công thức khác trong thí nghiệm.

Nội dung 3: Xây dựng mô hình mẫu cây Dược liệu Hoài sơn theo chuỗi giá trị sản phẩm, quy mô 0,3 ha tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình
Có 3 tác nhân quan trọng trong chuỗi dược liệu Hoài sơn tại xã Vũ Minh gồm: Người sản xuất; Chỉ đạo kỹ thuật; Đơn vị Bao Tiêu.
Người sản xuất: Là các nông hộ thôn Nà Khoang tham gia trực tiếp vào mô hình sản xuất dược liệu Hoài sơn. Các hộ tham gia đều có diện tích từ 500m2 trở lên tập trung tại các khu vực có điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình sản xuất tập trung. Các hộ tham gia đáp ứng đủ tiêu chuẩn về diện tích cũng như khả năng ứng dụng kỹ thuật để thực hiện triển khai xây dựng mô hình.
* Chỉ đạo kỹ thuật: Trường đại học Nông lâm Thái nguyên là đơn vị trục tiếp chỉ đạo  kỹ thuật mô hình trồng cây Hoài sơn theo chuỗi giá trị sản phẩm và đánh giá kết quả cụ thể về hiệu quả kinh tế như sau:
Diện tích mô hình trồng Hoài sơn 1000m2 so với cây trồng khác như lúa, ngô cho thấy, 1000m2 trồng Hoài sơn cho thu lãi là 6.441,667 đồng trông khi đó 1000m2 trồng lúa cho thu lãi là 379.000đ, 1000m2 trồng ngô cho thu lãi là 3.350.000đ. Qua đó cho thấy trồng cây dược liệu Hoài sơn cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng nông nghiệp truyền thống, đây cũng được xem là lợi thế để có thể nhân rộng và phát triển sản xuất cây dược liệu Hoài sơn tại địa phương. Qua đó cho thấy, bước đầu đã xây dựng được mô hình sản xuất cây dược liệu Hoài sơn theo chuỗi giá trị sản phẩm với quy mô nhỏ 0,3ha với hình thức liên kết sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học, cơ quan  địa phương gồm UBND xã Vũ Minh, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện và doanh nghiệp, tuy thực hiện quy mô nhỏ nhưng bước đầu cho thấy mô hình sản xuất dược liệu Hoài sơn theo chuỗi giá trị sản phẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, làm cơ sở cho việc phát triển mô hình sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị sản phẩm với nhiều kênh tham gia vào chuỗi hơn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất cây dược liệu Hoài sơn.
                                                                                                                                                            
Tin khác
1 2 














image advertisement