Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Phục hồi, bảo tồn di sản văn hóa Dá hai Thông Huề xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 98
Cơ quan chủ trì thực hiện: Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Lê Chí Thanh Thời gian thực hiện: 2020 – 2023
I – Đặt vấn đề
Dân ca Cao Bằng là Kho tàng phong phú, đa dạng gắn với quá trình hình thành và phát triển của từng dân tộc. Trong 8 dân tộc: Tày, Nùng, Mông Dao, Slan Chay, Lô Lô, Kinh, Hoa thì dân tộc Tày (chiếm 40,97% dân số), Nùng (31,07%) có dân cư đông nhất chiếm ưu thế. Trong đó dân tộc Nùng đứng thứ 2 trong tỉnh…Mỗi ngành tộc đều có loại hình dân ca đặc trưng, mang đậm bản sắc riêng. Do đó dân ca Nùng, phong phú đa dạng. Từ nhiều năm nay, tỉnh ta đã chủ động tích cực, cố gắng bảo tồn, phát huy dân ca các dân tộc và đạt được nhiều kết quả đáng kể. Dá hai là thể loại dân ca đặc sắc của dân tộc Nùng ở miền Đông của tỉnh đã một thời hoàng kim danh tiếng trong những năm 60 của thế kỷ XX và trở thành tinh thần thiết yếu của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao bằng. Là loại hình nghệ thuật đặc sắc tập tyrung ở huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa, nhưng Dá hai đã lan rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, song dân ca Dá hai cũng đều chịu “số phận” chung của sự mai một nhanh chóng. Mặt khác, do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện Trùng Khánh còn nhiều khó khăn, việc đầu tư các thiết chế văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa còn nhiều hạn chế. Một số ban, ngành, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức tới công tác văn hóa xã hội. Những điều đó đã làm hạn chế đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy vốn dân ca quý báu của các dân tộc tỉnh ta, trong đó có Dá hai của dân tộc Nùng. Do vậy việc bảo tồn và phát huy vốn dân ca Dá hai và các loại hình khác so với yêu cầu thực tế còn rất khiêm tốn. Việc bảo tồn và phát huy, phát triển vốn dân ca các dân tộc và Dá hai đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết và tất yếu trong lĩnh vực văn hóa. Do đó, việc thực hiện đề tài: “Phục hồi, bảo tồn di sản văn hóa Dá hai Thông Huề, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đồi hỏi của thực tế khachs quan gắn với các hoạt đôn gj bảo tồn dân ca với phát triển du lịch, trong xu thế hội nhập ngày nay.

II – Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, phục dựng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật thể loại dân ca kịch Dá hai, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hươn gr thụ văn hóa của nhân dân. Từ đó phổ biến rộng rãi trong nhân dân; làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam, giới thiệu tới bạn bè trong nước và quốc tế, gắn với mục tiêu phát triển du lịch để trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc của huyện Trùng Khánh cũng như tỉnh Cao Bằng.
- Làm căn cứ để lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

III - Kết quả nghiên cứu
Nội dung 1:Khái quát, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thông huề xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (cái nôi dung dưỡng di sản văn hóa Dá hai)
Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng… đã tạo nên “chiếc nôi” hình thành và dung dưỡng kho báu dân ca của cả hai dân tộc Nùng, Tày, Thông Huề, Đoài Dương, điển hình như: Hà Lều, Này sli, Sli Giang, Pụt lằn, dá Hai, Lượn then, Phòng Slư, Hát then, Hát ru. Đồng dao giàu âm hưởng trữ tình, đậm đà bảo sắc dân tộc. Đi cùng với dân ca là dân vũ, người Nùng có các điệu múa: Đánh khăng, Đánh yến, Múa rồng, Múa lân trong các dịp lễ hội. Các nhạc cụ thường dùng gồm: Nhị, Hồ, Sáo, trống, pí lè, chũm  chọe, chuông lắc, sóc nhạc, thanh la. Đặc biệt dân ca Dá hai nghệ thuật sân khấu Tuồng Dá hai của người Nùng phố chợ Thông Huề đã trở thành “đặc sản” của các dân tộc huyện Trùng Khánh và các huyện miền Đông, tỉnh Cao Bằng.

Nội dung 2:  Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của Đội tuồng Dá hai Thông Huề đến nay
Trước cách mạng tháng 8/1945 Thông Huề được xếp vào loại chợ hàng tổng thuộc tổng Ý Cống, châu Thương Lang, phủ Trùng Khánh thuộc địa phận xã Đoài Côn, sau chuyển hình thành xã Đoài Dương. Năm 1965, xã Đoài Dương được tách thành 3 xã: Đoài Công, Thân Giáp, Thông Huề. Năm 2019, 3 xã lại sáp nhập lại thành một sã gọi là Đoài Dương. Chợ Thông Huề là “cái cốt” của thị tứ Thông Huề, với vị trí như vậy nên mỗi chợ phiên thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương hội tụ đông vui tấp nập; họ gặp nhau hoan hỷ và mua bán hàng hóa vào ngày 2, 7 âm lịch hàng tháng trong năm. Đặc biệt, nhưng ngày Hội chợ Háng Toán, chợ giao duyên vào ngày 27/1, 27/3, 27/7 hàng năm, thanh niên nam nữ hội tụ về đây hân hoan với các làn điệu dân ca Nùng đậm đà nhất là Hà Lều, Dá hai…Những năm 1960 của thế kỷ XX trở về trước, những lái buôn và người dân đi chợ Co Sầu, phủ Trùng Khánh thường dùng chân tại phố Thông Huề, sáng hôm sau mới đi chợ phủ, tan chợ rồi lại về nghỉ ngơi thoải mái, tiền ở trọ rẻ, nguồn nước sông Bắc Vọng dồi dào quanh năm, lòng người Thông Huề hào hiệp mến khách…Điều kiện kinh tế nơi đây khá hơn khiến con người nghĩ tới việc cải thiện văn hóa tinh thần tại chỗ và các giá trị nhân văn.
Dân chợ Thông Huề thờ thần Long Vương làm Thành Hoàng, Miếu Long Vương thuộc thị tứ Thông Huề, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được xây dựng từ thời xa xưa, tọa lạc dới chân núi Ba Cô Tiên (người dân địa phương quen gọi là Tâm Tiên)…Theo thông lệ, cứ vào năm nhuận, người dân vùng Thông Huề lại tổ chức Lễ hội Miếu Long Vương, trong thời gian 3 ngày từ mùng 8 – 10/2 âm lịch và gắn với hội hoa đăng thả đèn trên sông Bắc Vọng, đoạn sông trước cửa đền. Còn lại mỗi năm thì Lễ hội cúng Thần Long Vương được tổ chwcxs 1 ngày, vào 13/6 âm lịch với các nghi thức lễ hư: Rước thần, thả đẻn hoa đăng gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian. Miếu trở thành nơi tụ tập của các nghệ nhân diễn trò Mộc thàu hý, được chuyển thể thành ca kịch Dá hai sau này.

Nội dung 3: Xuất xứ và thực trạng loại hình dân ca Dá hai của huyện miền Đông tỉnh Cao Bằng
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954 Hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, khẩn trương bước vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục KT – XH, xây dựng đời sống mới. Nhân dân vui mừng, phấn khởi trước thành quả thắng lợi của cách mạng nước ta. Nhiều cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng được tổ chức rộng rãi trong công chúng, mừng kháng chiến thành công. Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng theo đề cương văn hóa đề ra năm 1943, với nguyên tắc: dân tộc – khoa học – đại chúng. Cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến địa phương cơ sở đã coi trọng việc bảo tồn, khơi dậy và khai thác tiền năng vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, các đội văn nghệ thôn bản, thị tứ, thị trấn được thành lập. Nội dung chương trình văn nghệ được phản ánh sự đổi đời nhờ cách mạng đem lại cho dân ta, ca ngợi cuộc sống mới sử dụng các làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc để biểu đạt, truyền tải. Trong đó Mộc thàu hý một lần nữa được hồi sinh phục vụ công chúng. Tuy nhiên, Mộc thàu hý lúc này chủ yếu chỉ thu hút được lớp trẻ thanh, thiếu niên bởi sự ngộ nghĩnh, sinh động của các con rối đầu gỗ. Khi thể hiện các vở ca dài hơi với các tích chuyện lớn, phục vụ cho cả các thế hệ trung niên, lão niên thi xem ra Mộc thàu hý khó mà thỏa mãn được. Hơn nữa thể hiện nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của quần chúng ngày càng cao, đòi hỏi các nghệ nhân phải suy ngẫm, đổi mới Mộc thàu hý. Từ đó, ý tưởng dùng người thay thế con rối đầu gỗ đã xuất hiện như một sự tự nhiên. Đây được xem là nhân tố, bước ngoặt làm cho dân ca Dá hai được trình diễn bằng hình thức mới, thúc đẩy đội tuồng Dá hai Thông Huề và các đội tuồng trên địa bàn thuộc các huyện miền Đông tỉnh Cao Bằng ra đời.

Nội dung 4: Nghiên cứu, thống kê, tìm hiểu các làn điệu dân ca Dá hai (tên gọi, âm nhạc từng làn điệu) ở xã Thông Huề
Dân ca Dá hai bao gồm 2 thành tố: Lời ca và giai điệu âm nhạc. Dá hai gồm 10 làn điệu. Tùng làn điệu dân ca phản ánh tâm trạng của con người trong mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội. Cấu trúc âm nhạc và lời ca của Dá hai gắn kết chặt chẽ, nâng đỡ dìu dặt, ngân nga, trầm, bổng, tạo nên 1 tuyệt tác tuyệt vời của dân ca Dá hai làm đam mê, say đắm bao người.
Lời ca Dá hai: Nội dung của dân ca Dá hai chính là nội dung các tích truyện cổ. Đội tuồng Dá hai Thông Huề và các đội tuồng khác ở khu vực miền Đông của tỉnh từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX đã từng diễn các tích truyện: THủy hửu, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hán sở thanh hùng, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài…Lời ca đã được chắt lọc từ các nội dung tích truyện cổ, biểu đạt được cốt truyện, vừa đảm bảo rút ngắn được lối kể chuyện dài dòng, làm cho khán thánh giả dễ dàng theo dõi. Thiếu lời ca thì không thể thành tác phẩm Dá hai. Do đó, tác phẩm biên tập kịch bản phải thật dày công đặt lời ca, lối thoại thì mới được kịch bản hay; kịch bản hay thì diễn xướng mới thành công.
Âm nhạc từng làn điều:
Phìn tiảo: Điệu bằng, du dương, được sử dụng làm khúc mở đầu giới thiệu về chủ đề nào đó của bài hát, hay mở đầu cho màn hát tuồng Dá hai kể về tích truyện nào đó.
Cáo tiảo: Thể hiện tâm trạng thư thái, đủng đỉnh, tiêu dao, sảng khoái của con người.
Sly tiảo: Điệu ngâm thơ, phản ánh nỗi lòng, tình cảm sâu lắng
Hý tiảo: Điệu vui phấn chấn, hân hoan, tâm trạng con người hoan hỷ, thanh tao
Sai va: Điệu hái hoa, phản ánh con người tâm trạng vui tươi, phấn khởi, có phần hào sảng, thăng hoa.
Chén cáo tiảo: Ngắm nhìn, chiêm nghiệm, bày tỏ tình cảm rộn ràng, bâng khuâng, miên man đối với cảnh vật thiên nhiên và con người.
Cổ Pán: Bày tỏ nỗi lòng da diết thương cảm về một vấn đề gì đó
Khù tiảo: Biểu hiện sự buồn bã, khóc lóc, than thân trách phận.
Thán tiảo: Hàm ý là than thở, nhưng đôi khi là tự thân giãi bày, tự sự, tâm tư tình cảm, lý giải về vấn đề gì đó.
Sáu pán: Khái kết về vấn đề nào đó, làn điệu kết thúc một bài Dá hai hay một chương, đoạn, kết thúc vở diễn ca kịch Dá hai.

Nội dung 5: Tập hợp, biên tập bộ tài liệu từ các tích truyện cổ xưa và các bài hát hiện nay để làm bộ tài liệu phục vụ truyền dạy, học tập và lưu giữ.
Xây dựng bộ tài liệu truyền dạy Dá hai: Bộ tài liệu dá hai được biên soạn phục vụ cho công tác mở lớp truyền dạy dá hai ngắn ngày. Bộ Tài liệu có kết cấu thành hai phần Lý thuyết và thực hành.
Phần lý thuyết: Khái quát về dân ca Dá hai và lịch sử hình thành Đội tuồng Dá hai Thông Huề; Giải pháp bảo tồn và phát huy dân ca Dá hai và phục dựng Đội tuồng Dá hai Thông Huề; Bài tham khảo dành cho học viên tìm hiểu thêm về nghệ thuật dân ca Dá hai.
Phần chuyên môn thực hành: Tập trung truyền dạy và luyện tập thành thục 10 làn điệu Dá hai, coi đó là chìa khóa mở vào kho báu Dá hai để học tập, rèn luyện. Phần này là trọng tâm của lớp truyền dạy Dá hai. Trong bộ tài liệu truyền dạy có các tư liệu bổ trợ, đó là: Đĩa ghi âm màn 2 và màn 3 – Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài; Bản ký nhạc của 10 làn điệu dân ca Dá hai; Kịch bản Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, màn 2 và màn 3, dịch thuật tóm tắt nội dung; kịch bản tác phẩm “Chư sá ký – Đường Vương – Hồ Phượng Giao”; 5 bài hát mới bằng tiếng tày, Nùng và tiếng việt ca ngời quê hương, đất nước, ca ngợi công ơn Đảng, Bác Hồ, phản ánh cuộc sống mới từng ngày thay da đổi thịt trên miền non nước Cao Bằng sơn thủy hữu tình.
Trang bị cho đội văn nghệ Dá hai Thông Huề một số cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho luyện tập và lưu diễn; Hình thành tư liệu đĩa ghi âm, ghi hình, ký nhạc nhằm bảo tồn và phát huy dân ca Dá hai.

Nội dung 6: Các giải pháp phục hồi, bảo tồn loại hình Dá hai và phục dựng Đội tuồng Dá hai Thông Huề:
Phục dựng Đội tuồng Dá hai thành Đội tuồng thành Đội văn nghệ Dá hai Thông Huề
Qua thực tiễn nghiên cứu nhóm thực hiện đề tài đã lưu tâm đề xuất Liên hiệp hội cho phép tiến hành thành lập sớm từ năm 2021, một mặt việc đội ra đời sớm hơn không ảnh hưởng gì tới quá trình sưu tầm, nghiên cứu, tổng hợp thông tin tư liệu về Dá hai. Mặt các Đội văn nghệ thành lập còn hỗ trợ nhiều cho quá trình tiến hành nghiên cứu và tuyên truyền, cổ vũ thực hiện đề tài. Đội sớm đi vào hoạt động, sẽ có điều kiện và thời gian cho nhóm nghiên cứu bổ sung, uốn nắn những khiếm khuyết, giúp cho đội mình đứng vững, chủ động xây dựng chương trình và duy trì hoạt động tốt hơn. Dựa vào Chi bộ và Tổ dân phố Thông Huề 2 bên thống nhất nhận định và bàn bạc trên tinh thần dân chủ mở rộng đến nhân dân, rồi báo cáo lên Đảng ủy, UBND xã Đoài Dương. Sau vài tháng chuẩn bị các điều kiện cần thiết và xây dựng Quy chế hoạt động, tiến hành trang bị sớm cho Đội một đôi nhị mới. Đội văn nghệ Dá hai Thông Huề, chính thức được thành lập theo Quyết định số 161/QĐ – UBND ngày 16/6/2021 của UBND xã Đoài Dương v/v thành lập Đội văn nghệ Dá hai Thông Huề, xã Đoài Dương…Nhóm nghiên cứu đã gắng hết sức mình, tận tâm, tận lực vì công tác bảo tồn và phát huy dân ca Dá hai Thông Huề , xã Đoài dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đồng thời đã hoàn thành xong bộ tài liệu truyền dạy Dá hai để truyền dạy Dá hai trong cộng đồng dân cư…

Nội dung 7: Mở 2 lớp truyền dạy Dá hai ngắn ngày cho thế hệ trẻ và các đối tượng trong xã hội, đánh giá kết quả truyền dạy sau 2 lớp:
Sau Hội thảo lần thứ II, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, nhưng sau khi thực hiện cơ chế thích ứng linh hoạt, việc mở lớp truyền dạy dân ca Dá hai đã được tiến hành với số học viên 30 người, 4 giáo viên và thời gian học tập là 20 ngày. Lớp học đã tập trung truyền dạy 10 làn điệu dân ca Dá hai và truyền dạy sử dụng đàn nhị cho học viên. Kết thúc lớp học đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu đề ra.
                                                                                                                                                           
Tin khác
1 2 














image advertisement