Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xây dựng Mô hình cánh đồng thu nhập trên 30 triệu/ha/năm tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 2287

Chủ nhiệm đề tài: Đinh Quốc Thịnh

Đơn vị thực hiện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa An

Thời gian thực hiện: 2004-2005

I. Đặt vấn đề

Hòa An là vùng trọng điểm lúa và thuốc lá của tỉnh Cao Bằng, trong nhiều năm liên tục tại vùng đồng của Hòa An đã đạt được thu nhập trên 15 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên so với tiềm năng và lợi thế của vùng, đây là con số còn khiêm tốn. Từ yêu cầu chung phát triển chung của đất nước, đặc biệt là việc tăng thu nhập góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa An đã triển khai thực hiện đề tài “Xây dựng Mô hình cánh đồng thu nhập trên 30 triệu/ha/năm tại huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng”.

II. Mục tiêu

- Nghiên cứu, đánh giá môi trường sinh thái, các đặc điểm tự nhiên và xã hội, các đặc điểm canh tác tại vùng trọng điểm lúa và thuốc lá của huyện. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập trên 30 triệu/ha/năm tại hai điểm Bản Hóa- Nà Méo (xã Dân chủ) và Nà Mò (xã Bế Triều), tạo điều cho các xã trong huyện và các thôn xóm trong xã đến tham quan học tập để trong những năm tới sẽ xây dựng nhiều cánh đồng thu nhập 30 triệu/ha/năm, khi không có hỗ trợ của Nhà nước.

III. Kết quả nghiên cứu

1. Kết quả điều tra, khảo sát:

Đã tiến hành điều tra toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Hòa An, trong đó tập trung vào vùng trọng điểm lúa và trọng điểm thuốc lá.

- Vùng trọng điểm lúa của huyện Hòa An với quy mô khoảng 2.000ha, trồng được 2 vụ lúa, tổng năng suất lúa bình quân cả 2 vụ đạt gần 9 tấn/ ha, cho thu nhập bình quân đạt 22,5 triệu đồng/ha/năm.

- Vùng trọng điểm của huyện Hòa An với quy mô khoảng 1.000ha, trồng được 1 vụ/năm, năng suất lúa bình quân 15 tạ/ ha.

- Đặc biệt qua điều tra, khảo sát cho thấy, huyện Hòa An có nguồn nước dồi dào nhưng chưa được khai thác hiệu quả vào việc nuôi cá, trong khi nhu cầu về thực phẩm cá trên thị trường rất lớn, cung không đủ cầu.

2. Xây dựng mô hình: Đã xây dựng được 02 mô hình với quy mô 5ha.

- Mô hình thuốc lá- lúa – cá: (thực hiện tại xóm Nà Mèo- Bản Hóa, xã Dân Chủ), quy mô 3 ha ruộng liền khoảnh, có 27 hộ tham gia. Thực hiện trồng 1 vụ thuốc lá, 1 vụ lúa, 1 vụ cá/năm đem lại hiệu quả như sau:

+ Thuốc lá: năng suất lúa bình quân 54 tạ/ ha, cho thu nhập xấp xỉ 28 triệu đồng/ha/vụ

+ Lúa: năng suất lúa bình quân 21 tạ/ ha, cho thu nhập trên 13 triệu đồng/ha/vụ

+ Cá: cho thu nhập trên 49 triệu đồng/ha

Thu nhập thực tế của người nông dân qua mô hình (gồm cả công lao động) đạt trên 29 triệu đồng/ha

- Mô hình lúa- lúa-màu: thực hiện trồng 2 vụ lúa, 1 vụ hoa màu/năm đem lại hiệu quả như sau:

+ Lúa xuân: năng suất lúa bình quân 7,1 tấn/ ha, cho thu nhập xấp xỉ 18 triệu đồng/ha/vụ

+ Lúa mùa: năng suất lúa bình quân 6,9 tấn/ ha, cho thu nhập trên 17 triệu đồng/ha/vụ

+ Vụ màu: đã triển khai trồng khoai tây và rau các loại, trong đó: Khoai tây Hà Lan năng suất đạt 26,3 tấn/ha, cho thu nhập 74,64 triệu đồng/ha (không tính củ để giống); rau các loại năng suất bình quân 60 tấn/ ha, cho thu nhập gần 80 triệu đồng/ha/vụ.

Thu nhập thực tế của người nông dân qua mô hình (gồm cả công lao động) đạt trên 98 triệu đồng/ha

IV: Kết luận:

Sau một năm triển khai thực hiện, Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế và xây dựng được 02 mô hình phù hợp với điều kiện sinh thái bền vững và thế mạnh tại địa phương và có điều kiện nhân rộng ra nhiều nơi ngay cả khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 














image advertisement