Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp nhân giống cây chè đắng Cao Bằng
Lượt xem: 2396

Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Quốc Lâm

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH&CN Cao Bằng- Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cao Bằng

Thời gian thực hiện: 2001-2002

I. Đặt vấn đề

Chè đắng Cao Bằng đã được Viện dược liệu Việt Nam phân tích định tính về thành phần hóa dược và khẳng định đây là loại cây đặc sản quý. Trong lá chè đắng Cao Bằng có chứa 5 nhóm chất có nhiều tác dụng sinh học quan trọng liên quan đến cơ thể con người. Nhận thức được thế mạnh về y học và KT-XH của loại cây quý này, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã giao cho Sở KHCN& Môi trường nghiên cứu toàn diện về chè đắng. Để đáp ứng một phần chương trình nghiên cứu trên, Sở KHCN& Môi trường đã chủ trì triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp nhân giống cây chè đắng Cao Bằng”.

II. Mục tiêu

- Tìm ra một phương pháp nhân giống hữu hiệu nhất, có khả năng tạo ra giống nhanh, nhiều, đảm bảo tỷ lệ sống đáp ứng nhu cầu giống trồng trong sản xuất và phát triển rừng chè.

- Xây dựng được qui trình nhân giống cây chè đắng tại Cao Bằng.

- Bước đầu cung cấp một số giống cây trồng cho sản xuất từ phương pháp nhân giống được lựa chọn.

III. Kết quả nghiên cứu

Qua 2 năm nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm với nhiều loại hóa chất khác nhau, cách pha chế, xử lý với nhiều loại hom giống khác nhau, các phương pháp nhân giống khác nhau, đề tài đã hoàn thành được mục tiêu quan trọng: Tìm ra được loại hóa chất tối ưu, nồng độ xử lý và cách xử lý hom tốt nhất, chọn ra được phương pháp nhân giống chè hữu hiệu nhất hiện nay, cụ thể như sau:

1. Nhân giống bằng hom cây non, độ dài hom từ 1-3 cm để áp dụng vào sản xuất:

- Sử dụng hỗn hợp các hóa chất CL, NAA, CV-2001, C2­1 ở nồng độ 1.000PPM, là hỗn hợp tốt nhất có tác dụng kích thích hom cây chè đắng ra rễ nhiều nhất. Tỷ lệ ra rễ đạt từ 80-90%. Thời gian ra rễ bắt đầu từ 23-25 ngày, hom sau khi ra rễ khoảng 40-45 ngày, đạt chiều dài từ 2,5-3cm. Tỷ lệ thành cây hữu hiệu từ 89-95%.

2. Nuôi cấy mô chè đắng:

- Với mẫu cây là phần thân bánh tẻ có khả năng tái sinh tốt.

+ Môi trường MS+BAP 1mg/l + thiamin 1mg/l + IBA1 mg/l khá thích hợp cho khả năng sinh chồi của mô cấy và sự sinh trưởng, phát triển của mẫu cấy cây chè đắng.

+ Môi trường MS có bổ sung NAA 2,5mg/l+ IBA0,2 mg/l + B­­1 1mg/l có khả năng thích hợp để tạo bộ rễ cho chồi chè, tạo điều kiện hình thành cây chè đắng hoàn chỉnh.

3. Phương pháp nhân giống bằng hạt và phương pháp ghép:

Chưa thành công.

4.Kết quả theo dõi về thời vụ giâm hom, độ dài ngắn của hom:

Thời vụ giâm hom, độ dài ngắn của hom ảnh hưởng không rõ rệt đến khả năng ra rễ của hom cây chè đắng. Nên tiến hành giâm hom vào các tháng 11 đến tháng 4. Đây là thời gian cây chè đắng ra rễ và nảy chồi thành cây hữu hiệu tốt nhất.

5.Kết quả theo dõi về sinh trưởng và phát triển cây chè đắng trong giai đoạn vườn ươm:

Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng cây chè đắng non trong giai đoạn vườn ươm như: thường xuyên làm có, phát váng, tưới phân chuồng hoặc NPK loãng, dãn mật độ 225 bầu/m2, ngoài phân lân bầu có trộn thêm phân chuồng hoai 300kg/2.500 bầu,… có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy cây sinh trưởng tốt, chóng xuất vườn, giảm giá thành cây giống.

6. Xây dựng quy trình nhân giống bằng hom:

Đề tài đã xây dựng thành công quy trình nhân giống bằng hom. Áp dụng phương pháp xử lý hóa chất nhanh, với thời gian từ khi bắt đầu giâm hom đến khi cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn từ 8-10 tháng. Áp dụng quy trình nhân giống này có khả năng tạo ra giống nhanh, nhiều, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

7.Kết quả nhân giống bằng hom:

Trên tổng diện tích 100m2 nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành giâm 7.700 hom, kết quả đã thu được 4.004 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Chi phí trung bình (gồm: đất bầu, túi bầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất các loại, hom giâm, khấu hao nhà lưới, nhân công và các chi phí khác) xấp xỉ 3.000 đồng/cây.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 














image advertisement