Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Thử nghiệm lai tạo dê đực Bách Thảo với dê địa phương
Lượt xem: 2467

Chủ nhiệm đề tài: Đàm Văn Cao
Đơn vị thực hiện: Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng
Thời gian thực hiện: Năm 1995-1997

I. Đặt vấn đề
Cao Bằng có điều kiện tự nhiên phù hợp với việc phát triển chăn nuôi dê, nhưng giống dê trong tỉnh chủ yếu là dê thuần chủng, tầm vóc nhỏ bé, chậm lớn, ít sữa, trọng lượng trung bình từ 25-30kg/con. Các giống dê nhập nội như dê Bách Thảo có tầm vóc to, lớn nhanh, nhiều sữa, trọng lượng bình quân 40-45kg/con nhưng chưa thích nghi với điều kiện khí hậu tỉnh Cao Bằng.

Để khắc phục những nhược điểm trên, đồng thời phát huy những ưu điểm của 2 giống dê, Hội nông dân tỉnh đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Thử nghiệm lai tạo giống dê địa phương với dê Bách Thảo” để tạo ra những con dê lai có tầm vóc lớn, mắn đẻ, lớn nhanh, nhiều sữa... góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

II. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển con dê lai qua các thời kỳ;
- Nghiên cứu sự thích nghi của dê lai với điều kiện khí hậu tỉnh ta.

III. Kết quả nghiên cứu
Trong 2 năm nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã hoàn thành nội dung, mục tiêu đề ra:

1. Kết quả lựa chọn dê giống
- Đã lựa chọn được 83 con dê cái đạt tiêu chuẩn to, khỏe không bị bệnh tật, mắn đẻ, ngực sâu, mình dài, bụng to, hông rộng, bầu vũ cân đối.
- Đối với dê đực Bách Thảo, lựa chọn được 03 con làm giống đạt tiêu chuẩn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối, ngực nở nang... trọng lượng từ 32-52kg để đưa vào thực hiện phối giống với tỷ lệ đực cái 1/27, sau đó tiến hành cho phối giống theo phương pháp tự nhiên và có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng chữa bệnh thường xuyên.

2. Kết quả lai giống giữa dê Bách Thảo và dê địa phương
Sau 2 năm nghiên cứu, số con lai F1 đã đẻ được 110 con. Trong đó, con dê cái chiếm 42,7% và 58 con dê đực chiếm 52,7%, tỷ lệ đực/cái là 1,2; tỷ lệ nuôi sống bình quân đạt 91,9% (chết 9 con, trong đó 5 con đực và 4 con cái). Qua theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy dê lai Bách Thảo có tầm vóc to cao và tốc độ sinh trưởng phát triển cao hơn nhiều so với dê cỏ địa phương. Cụ thể:
Về trọng lượng: So với dê cỏ địa phương thì dê lai Bách Thảo có trọng lượng sơ sinh nặng hơn 0,4kg; đến 60 ngày tuổi nặng hơn 1,1kg; 120 ngày tuổi nặng hơn 4,2kg.
Về chiều cao: Sau khi đẻ, dê lai Bách Thảo cao hơn dê cỏ địa phương 0,5cm. Đến 60 ngày tuổi cao hơn 5,5cm; 120 ngày tuổi là 6cm.
Về chiều dài thân: Dê lai Bách Thảo sau khi đẻ thân dài hơn dê cỏ địa phương 5cm, 60 ngày tuổi dài hơn 6,5cm đến 120 ngày tuổi dài hơn 8,5cm.

3. Sự thích nghi với điều kiện tự nhiên, khí hậu
Qua nghiên cứu cho thấy, dê lai Bách Thảo là dê thuần chủng đã xuất hiện ở nước ta từ lâu, vì thế rất thích nghi với điều kiện khí hậu miền núi của tỉnh ta, dê lai Bách Thảo có đặc tính thuần hơn dê cỏ nhưng khả năng leo trèo đồi núi không thua kém dê cỏ địa phương.

4. Sự phối giống và sinh sản của dê lai Bách Thảo
Dê đực Bách Thảo có khả năng phối giống như dê đực địa phương. Sau khi phối giống trong quá trình chửa đẻ ít khi bị sẩy thai và chết yểu. Tỷ lệ nuôi sống từ khi đẻ đến khi trưởng thành so với dê cỏ địa phương là như nhau.














image advertisement