Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Điều tra tiềm lực khoa học công nghệ tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 2459

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nông Ích Thượng

Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học công nghệ và Môi trường

Thời gian thực hiện: 1997

I. Đặt vấn đề:

Tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) trong đó có nguồn nhân lực, là động lực, là cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng, lâu bền. Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm phát triển nguộn lực KHCN, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau tiềm lực KHCN chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới. Vì vậy cần thiết phải tổ chức điều tra tiềm lực KHCN để quản lý và có chính sách phát triển hợp lý, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực cho phát triển KT – XH và KHCN trên địa bàn tỉnh.

II. Mục tiêu:

Thống kê tiềm lực KHCN của tỉnh đến 1/7/1996, xây dựng phương án quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ KHCN, sử dụng hợp lý đẻ phát huy hiệu quả nguồn lực KHCN trong sự nghiệp CNH, HĐH.

III. Kết quả điều tra:

1. Số lượng, trình độ cán bộ KHCN tỉnh Cao Bằng:

Tiến hành điều tra 4 đối tượng: Đơn vị KHCN, Văn phòng Sở, ban, ngành, cơ sở trực thuộc ban, ngành, huyện, thị cho thấy: Toàn tỉnh có 2661 cán bộ KHCN có trình độ từ CĐ-ĐH trở lên, chiếm 20,42% tổng số cascn bộ toàn tỉnh. Trong đó có 8 đơn vị KHCN có 59 người có trình độ CĐ-ĐH, chiếm 36%, không có cán bộ có trình độ trên đại học. 61 Văn phòng Sở, ban, ngành có 778 người có trình độ CĐ-ĐH trở lên chiếm 45,2%, trình độ trên đại học có 2 phó tiến sĩ. Các huyện thị có 855 người có trình độ CĐ-ĐH chiếm 18,7%, không có cán bộ có trình độ trên đại học. Tổng số cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp 4.173 người, chiếm 32%, công nhân kỹ thuật 2.319 người, chiếm 18%, trình độ khác 3.873 người, chiếm 30%.

Đa số các cán bộ cso trình độ CĐ-ĐH trở lên được bố trí sử dụng với ngành nghề đào tạo, do đó đã phát huy hệu quả, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển KT – XH của địa phương. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng sử dụng cán bộ trái với ngành nghề được đào tạo ở cả 3 cấp, cấp tỉnh, cập huyện, các cơ sở trực thuộc Sở, ban, ngành.

2. Mạng lưới tổ chức các đơn vị KHCN:

Theo phân loại đơn vị KHCN của Bộ KHCN-MT, thì ở tỉnh Cao bằng có 8 đơn vị thuộc loại hình đơn vị KHCN. Quy mô lao động nhỏ hơn 10 có 2 đơn vị thuộc Sở KHCN-MT, 4 đơn vị có quy mô lao động từ 11 – 25 và 2 đơn vị có quy mô lao động từ 26 – 50, quy mô lao động lớn hơn 50 không có đơn vị nào.

Lĩnh vực hoạt động khoa học của các đơn vị KHCN, chủ yếu là 3 lĩnh vực: khoa học nông, lâm, thủy; khoa học kỹ thuật; khoa học xã hội và nhân văn, còn lĩnh vực khoa học tự nhiện và khoa học y dược không có đơn vị nào.

3. Kinh phí hoạt động:

+ Đối với các Sở, ban, ngành có tiến hành có tiến hành các hoat động nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật: Trong năm1995 có 7 đề tài và dự án, do 6 cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện, với tổng kinh phí 646,8 triệu đồng, hầu hết các đề tài, dự án thuộc cấp tỉnh quản lý, không có đề tài cấp Nhà nước triển khai trên địa bàn tỉnh.

+ Đối với các đơn vị KHCN: Hoạt động KHCN của các đơn vị KHCN thể hiện qua thực hiện các đề tài, dự án. Từ năm 1991 đến 1995 các đề tài dự án đã được đánh giá nghiệm thu là 4 đề tài, chủ yếu là nghiên cứu ứng ụng KHKT vào sản xuất, không có đề tài cấp Nhà nước và cấp cơ sở.

Kết quả trên cho thấy hoạt động KHCN đối với các đơn vị KHCN chưa được quan tâm, nguồn kinh phí còn hạn chế, chưa khai thác và tranh thủ được các nguồn lực từ Trung ương, chưa khuyến khích các đơn vị KHCN tiến hành thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học.














image advertisement