Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Dự án kinh tế kỹ thuật xưởng thực nghiệm chế biến hoa quả
Lượt xem: 2358

Chủ nhiệm dự án: KS Nông Công Đoàn

Đơn vị thực hiện: Công ty Bia và chế biến hoa quả Cao Bằng

Thời gian thực hiện: 1998 – 1999

I. Đặt vấn đề:

Cao Bằng là tỉnh miền núi có khí hậu đất đai phù hợp với việc phát triển một số loại cây ăn quả như: mơ, mận, cam, quýt…, để phát huy tiềm năng này những năm gần đây, Nhà nước đã có chủ trương xóa đói giảm nghèo cho người dân, triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, trong đó phong trào trồng cây ăn quả ngày càng phát triển, diện tích trồng cây ăn quả ngày càng tăng. Vì vậy việc tiêu thụ, bảo quản chế biến sau thu hoạch là rất cần thiết, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và có giá trị kinh tế cao.

II. Mục tiêu:

Xây dựng xưởng thực nghiệm chế biến hoa quả quy mô 50 – 100 tấn/năm, do Viện Nghiên cứu rau quả Hà Nội chuyển giao công nghệ và thiết bị.

III. Kết quả nghiên cứu:

Dự án đã tiến hành xây dựng và lắp đặt hệ thống dây truyền công nghệ được chuyển giao từ Viện Nghiên cứu rau quả Hà Nội và đưa vào sản xuất thử nghiệm từ tháng 5 năm 1998, tại Công ty Bia và chế biến hoa quả Cao Bằng.

1. Quy trình chế biến các sản phẩm:

+ Mơ đóng lọ: Nguyên liệu gồm mơ Vân Nam, đường kính, nước, chất bảo quản. Sau khi được chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật, sản phẩm mơ đóng lọ có màu vàng sáng, mùi thơm đặc trưng, sau bảo quản 5 tháng vẫn có màu vàng sáng, có mùi thơm, nhưng sau bảo quản 8 tháng có màu đục, mùi vị lạ, qua đó cho thấy sản phẩm chỉ bảo quản được 5 – 7 tháng ở nơi khô ráo và thoáng mát.

+ Ô mai mơ: Nguyên liệu gồm mơ tươi, muối, cam thảo, đường kính. Sau khi chế biến đóng gói, sản phẩm có màu nâu sáng, thơm đặc trưng, sau 5 tháng bảo quản vẫn có màu nâu sáng, thơm đặc trưng, sau 6 tháng sản phẩm có màu nâu sẫm và mốc.

+ Cà muối đóng lọ: Nguyên liệu gồm cà, muối, nước, phụ gia, chất bảo quản. Sau khi chế biến sản phẩm có màu vàng sáng ánh xanh, mùi vị thơm, chua, mặn, sau 2 tháng sản phẩm vẫn giữ được màu sắc và mùi vị như ban đầu, nhưng sau 3 tháng sản phẩm vẩn đục và có mùi lạ.

+ Măng tự nhiên: Nguyên liệu gồm măng bẹ đã qua sơ chế, muối, nước. Sau khi chế biến sản phẩm có màu vàng sáng và mùi thơm đặc trưng của măng, sau 5 tháng sản phẩm vẫn giữ được màu và mùi thơm đặc trưng.

+ Măng dầm dấm: Nguyên liệu gồm muối, axit thực phẩm, nước, phụ gia, đường. Sau khi chế biến sản phẩm có màu vàng rơm, mùi vị thơm, chua, cay, mặn, ngọt, sau 1 năm bảo quản sản phẩm vẫn có màu sắc đẹp và hương vị thơm ngon đặc trưng.

2. Tính toán hiệu quả kinh tế:

Qua thời gian sản xuất thử nghiệm, sản phẩm được kiểm định chất lượng đạt yêu cầu và được bán ra thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao, đặc biệt là sản phẩm chế biến từ mơ và măng dầm dấm. Theo tính toán thực tế cho thấy, với giá bán sản phẩm 5.000,đ/1 lọ, hầu như giá bán đều thấp hơn so với chi phí sản xuất. Nguyên nhân giá thành sản xuất cao hơn giá sản phẩm do chi phí nhân công, nguyên liệu cao, chưa tiết kiệm được nguyên liệu trong khi chế biến…, bên cạnh đó cũng có nguyên nhân khách quan như sản xuất còn ở quy mô nhỏ, nên chi phí cho sản xuất cao, dây truyền công nghệ chỉ là thử nghiệm, chưa được thương mại hóa.














image advertisement