Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn quy mô nông hộ tại Cao Bằng
Lượt xem: 2675
Chủ nhiệm dự án: TS. Lê Huỳnh Thanh Phương Đơn vị thực hiện: Trường Đại học Nông Nghiệp Thời gian thực hiện: 2014 – 2016 Lĩnh vực nghiên cứu: Nông nghiệp
I. Đặt vấn đề:
Ứng dụng vi sinh vật vào mục đích chăn nuôi nói chung hay xử lý môi trường nói riêng có nền công nghệ vi sinh áp dụng từ lâu và phổ biến dưới các dạng sản phẩm vi sinh khác nhau. Tuy nhiên, việc ứng dụng hệ vi sinh vật để làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng mới được áp dụng ở một số nước trong đó có Việt Nam. Do vậy, Trường Đại học Nông nghiệp đã thực hiện dự án “ Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn quy mô hộ tại Cao Bằng” là quy trình nuôi dưỡng động vật trên lớp độn lót chuồng dầy có chứa một quần thể các vi sinh vật có hoạt tính cao, có thể tồn tại cùng nhau lâu dài trong đệm lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại và gây bệnh nên có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi.

II. Mục tiêu
- Áp dụng công nghệ đệm lót sinh học trong sản xuất chăn nuôi lợn quy mô hộ tại Cao Bằng nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi, góp phần chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững.

III. Kết quả nghiên cứu
- Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi lợn nông hộ tại một số địa điểm ở Cao Bằng trong đó lựa chọn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng để xây dựng mô hình. Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với đại diện lãnh đạo xã, cán bộ thú y xã tiến hành khảo sát và lựa chọn được 10 hộ chăn nuôi lợn đạt tiêu chí tham gia thực hiện mô hình: Hoàng Thị Điều, Nông Thị Dung, Nông Thị Hợp, Lê Thị Thiệu, Nguyễn Thị Hưởng, Mã Thị Dương,….
- Dự án đã tổ chức đào tạo cho 10 cán bộ tiếp nhận công nghệ ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi quy mô nông hộ. Các học viên tham gia tiếp nhận công nghệ đến từ các xã: Chu Trinh, Vĩnh Quang, Hưng Đạo,… Dự án đã tổ chức đào tạo lý thuyết kết hợp với thực hành cho các học viên tại địa bàn nghiên cứu, cán bộ tham gia hướng dẫn là giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng đệm lót trong chăn nuôi. Kết quả đánh giá cho thấy, các học viên tham gia lớp học đã nắm vững quy trình kỹ thuật tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương; tiêu chuẩn kỹ thuật của chuồng nuôi bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương; quy trình chăn nuôi, chăm sóc lợn trên nền đệm lót sinh học và kỹ thuật ủ hiếm khí đệm lót chăn nuôi sau khi hết hạn sử dụng để làm phân bón cho cây trồng.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gia cầm cho các cán bộ kỹ thuật và cho 182 lượt hộ dân trong vùng triển khai dự án và một số hộ chăn nuôi lợn ở các xã lân cận. Kết quả đánh giá sau khi tập huấn cho thấy, các học viên đã nắm vững các quy trình công nghệ chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học và có thể chủ động áp dụng công nghệ này vào chăn nuôi của gia đình.
- Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học: Cải tạo chuồng và làm đệm lót, cải tạo lại chuồng trại cũ, chuồng đệm lót đảm bảo thông thoáng. Dự án đã hộ trợ nguyện liệu cho các hộ tham gia mô hình gồm: Mùn cưa; chế phẩm vi sinh; rỉ mật đường; thuộc phòng; trị bệnh; vắc xin; thiết bị; máy móc (máng ăn, dụng cụ làm mát, bồn inox, cuốc, xẻng, cào, bình phun thuốc sát trùng, chậu nhựa, bình roa). Chuồng được xây dựng nền chuồng 1/3 nền bê tông, 2/3 nền đệm lót, đáy chuồng được làm sâu xuống khoảng 50-60 cm, mặt đáy là mặt đất. Độ dày đệm lót 60 cm. Nguyên liệu làm đệm lót: Mùn cưa, trấu/thân lõi ngô theo tỷ lệ quy định. Chế phẩm làm đệm lót HUA.BIOMIX 1kg cho 20m2 chuồng nuôi. Qua quá trình xây dựng thử nghiệm 10 mô hình sử dụng chế phẩm HUA. BIOMIX trong nông hộ chăn nuôi lợn tại Cao Bằng cho thấy: Đệm lót sinh học phân giải phân, nước tiểu tốt, không có mùi hôi, thối, ảnh hưởng tích cực đến môi trường và hiệu quả chăn nuôi. Lợn nuôi trên đệm lót khỏe mạnh, đồng đều, ít bệnh và tăng trưởng tốt, lông da bóng mượt và sạch, thịt chắc, thơm ngon. Bên cạnh đó, ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn giúp tiết kiệm nước trong chăn nuôi, tiết kiệm 25% lao động phục vụ chăn nuôi lợn.

V. Tổng kinh phí thực hiện
- 700 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học
IV. Kết luận, kiến nghị
Kết luận:
- Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là dựa trên công nghệ lên men của vi sinh vật sống trong đệm lót của nền chuồng chăn nuôi. Trong nền đệm lót sinh học các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc, gia cầm thải ra đã hạn chế được mùi hôi. Việc áp dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi sẽ góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa sự phát triển chăn nuôi lợn trong khu dân cư đang gây bức xúc trong nông thôn hiện nay.
Kiến nghị:
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng xem xét áp dụng và nhân rộng mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học tại địa phương, nhằm góp phần giảm giá thành, tăng năng suất chăn nuôi, nâng cao kinh tế nông hộ và cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường. Tuyên truyền những lợi ích, hiệu quả và những yêu cầu kỹ thuật của việc chăn nuôi có sử dụng đệm lót sinh học đảm bảo môi trường và hạn chế dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Ngu?n: Theo Báo cáo Dự án
Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement