Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Hoàng Đình Giong và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 74

Chủ nhiệm đề tài:

ThS. Tô Vũ Ninh - Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng

ThS. Bế Dũng - Ban Tuyên giáo tỉnh Cao Bằng

Đơn vị chủ trì: Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng

Thời gian thực hiện: 2018 – 2020

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác giảng dạy lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, thông qua công tác giảng dạy lý luận chính trị giúp từng bước nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ đảng viên ở cơ sở. Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước và xu thế mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng đã và đang làm thay đổi nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội. Do vậy trong những năm qua Trường Chính trị Hoàng Đình Giong và Trung tâm chính trị cấp huyện đã chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo đúng tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ do Trung ương quy định, vì vậy chất lượng giảng dạy lý luận chính trị của Nhà trường và trung tâm chính trị các huyện, thành phố không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh nhà.

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản nêu trên, chất lượng giảng dạy lý luận chính trị ở Trường Chính trị Hoàng Đình Giong và các trung tâm chính trị cấp huyện còn bộc lộ một số mặt tồn tại, hạn chế: Số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn cao còn thiếu nhiều; cơ cấu về độ tuổi, về giới tính chưa thật sự cân đối và phù hợp với đặc thù công tác giảng dạy lý luận chính trị, số giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ cao; giảng viên nữ chiếm số đông; cơ cấu về chuyên ngành đào tạo còn bất hợp lý; số giảng viên được bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về kinh điển Mác - Lênin còn ít; năng lực giảng dạy và kiến thức thực tiễn của một bộ phận giảng viên, nhất là giảng viên trẻ còn có những bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ mới; một bộ phận giảng viên chưa đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị - hành chính.… Đứng trước yêu cầu mới của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, để đưa Cao Bằng trở thành tỉnh khá của cả nước thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị của Nhà trường và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Vì vậy, Trường Chính trị Hoàng Đình Giong đã tổ chức thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Hoàng Đình Giong và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tỉnh Cao Bằng”.

 

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá thực trạng chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị Hoàng Đình Giong;

Đánh giá thực trạng chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên của các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị Hoàng Đình Giong;

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện;

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, quản lý nhà nước và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cao Bằng.

 

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau gần 2 năm thực hiện đề tài, với sự nỗ lực không ngừng, đơn vị chủ trì đã thực hiện hoàn thành mục tiêu, nội dung đề ra.

Đề tài đã xây dựng được 04 mẫu phiếu điều tra, khảo sát với các thông số và chỉ tiêu cụ thể giúp cho việc xây dựng được phương án khả thi và cung cấp thông tin cần thiết để điều tra, khảo sát thực trạng năng lực giảng viên của Trường Chính trị Hoàng Đình Giong và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tiến hành điều tra khảo sát về thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm tại Trường Chính trị Hoàng Đình Giong và 13 Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Nghiên cứu đề xuất 02 Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên (dành cho trường chính trị tỉnh và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện) gồm 03 tiêu chí cụ thể là: Phẩm chất, năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa học.

Đề tài đã phân tích, làm rõ các vấn đề về thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Hoàng Đình Giong và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện.

Đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Hoàng Đình Giong và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện như: Nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ giảng viên; nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên; nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn cho đội ngũ giảng viên; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cấp trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy.

Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement