Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu chọn lọc giống lợn Lang Đông Khê góp phần phát triển KT-XH địa phương
Lượt xem: 88

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Thị Thơm

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: Năm 2017-2019

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giống lợn địa phương của huyện Thạch An (người dân địa phương gọi là lợn Lang Đông Khê, hay là Lài Pheng) đã gắn bó lâu đời với cuộc sống của người dân địa phương. Lợn Lang Đông Khê có ngoại hình tròn, ngắn, lưng tương đối thẳng, chân nhỏ, đầu nhỏ, mặt thẳng, sống mũi thẳng và có vệt lông trắng dọc sống mũi, màu sắc lông da có vệt lang đen trắng, trọng lượng lợn trưởng thành khoảng 70-80kg.

Lợn Lang Đông Khê có những ưu thế mà các giống lợn nhập ngoại không thể có được, đó là khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, tính chịu đựng kham khổ cao. Chất lượng thịt mỡ thơm ngon. Tuy nhiên, hiện nay giống lợn này đã mai một đi nhiều, chỉ còn một số ít phân bố tại các xã như Trọng Con, Quang Trọng, Đức Thông. Mặt khác, trong quá trình phát triển, cùng với những tiến bộ về giống được giới thiệu với thực tiễn sản xuất, số lượng giống lợn này ngày một giảm đi và bị pha tạp nhiều, trong khi thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao đối với các loại thịt lợn địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, Sở KH&CN đã ký hợp đồng nghiên cứu với Trường Đại học Nông lâm triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn lọc giống lợn Lang Đông Khê góp phần phát triển KT-XH địa phương”.

 

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu, chọn lọc bảo tồn nguồn gen giống lợn Lang Đông Khê nhằm tạo ra các sản phẩm thịt có chất lượng, mang tính đặc sản, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, góp phần phát triển KT-XH địa phương. Cụ thể:

Chọn lọc, bảo tồn nguồn gen đàn lợn Lang Đông Khê thuần có chất lượng tốt phù hợp với phương thức chăn nuôi tại nông hộ địa phương miền núi;

Xây dựng quy trình chăn nuôi giống lợn Lang Đông Khê có chất lượng phù hợp với điều kiện địa phương.

 

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã hoàn thành mục tiêu, nội dung đề ra, cụ thể:

1. Kết quả điều tra, khảo sát:

Qua điều tra, khảo sát số lượng, địa bàn phân bố, tập quán canh tác chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình của lợn Lang Đông Khê tại 120 hộ chăn nuôi tại 8 xã thuộc huyện Thạch An trong số 16 xã và 01 thị trấn của huyện cho thấy: Hiện nay 2 xã Đức Thông và Trọng Con nuôi nhiều nhất, chiếm 28,06-28,27% tổng đàn lợn của huyện. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi chưa cao, ý thức người dân về phát triển sản phẩm hàng hoá còn thấp. Thức ăn người dân chủ yếu sử dụng là thức ăn thô và sẵn có ở địa phương như rau lang, rau rừng, cây chuối, cám gạo, bột ngô, ngô…

Kết quả điều tra đã chọn lọc được đàn lợn nái Lang Đông Khê thuần có đặc điểm ngoại hình màu sắc lông Lang trắng đen nhưng không đồng nhất, đặc điểm chung nhất là giống lợn này có vệt trắng kéo dài từ trán xuống đến mõm (100%), chân và bụng màu trắng, đầu nhỏ, mõm dài, lưng ngắn hơi võng, chân nhỏ.

2. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Lang Đông Khê:

Đề tài đã xây dựng được 07 mô hình chăn nuôi lợn Lang Đông Khê sinh sản với tổng số 26 lợn nái và 8 lợn đực giống. Qua đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn Lang Đông khê cho thấy: Tuổi động dục lần đầu ở giai đoạn 148,55 ngày tuổi, khối lượng cơ thể khi động dục lần đầu là 19,57kg, thời gian động dục 4,96 ngày, chu kỳ động dục 18,81 ngày, thời gian mang thai 113,94 ngày, thời gian động dục lại sau cai sữa 18,73 ngày, tuổi đực giống đưa vào phối giống lần đầu 225 ngày, khối lượng lợn đực đem phối giống lần đầu 43,5kg.

Xây dựng được 07 mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm với tổng số 156 con lợn Lang Đông Khê thương phẩm. Qua theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng và chất lượng thịt lợn Lang Đông Khê, cho thấy: Khối lượng trung bình của 3 thí nghiệm là 48,2kg, 47,6kg và 47,88kg. Việc cân đối bổ sung dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn cho lợn địa phương là cần thiết để đạt hiệu quả trong chăn nuôi.

3. Hoàn thiện được 05 quy trình chăn nuôi lợn Lang Đông Khê:

Quy trình chọn lọc lợn đực và lợn cái Lang Đông Khê làm giống; Quy trình chăn nuôi lợn đực Lang Đông Khê giống; Quy trình chăn nuôi lợn nái Lang Đông Khê sinh sản; Quy trình chăn nuôi lợn Lang Đông Khê giai đoạn lợn con sau cai sữa; Quy trình chăn nuôi lợn Lang Đông Khê thương phẩm.

Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement