Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp vào sản xuất tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 -2015
Lượt xem: 73

Chủ nghiệm đề tài: KS. Hoàng Thị Bình

Đơn vị chủ trì: Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh

Thời gian thực hiện: 2015 - 2016

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay khi đánh giá, nghiệm thu các ĐT, DA khoa học công nghệ nói chung và ĐT, DA nông - lâm nghiệp nói riêng, hầu như các cơ quan quản lý mới chủ yếu quan tâm đến kết quả tại thời điểm kết thúc chứ chưa đi sâu vào việc phát huy những kết quả đã nghiệm thu vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Do vậy nhiều ĐT, DA được đánh giá cao nhưng không được kịp thời ứng dụng, nhân rộng trong khi người dân lại thiếu thông tin dẫn đến lãng phí về tài chính và công sức nghiên cứu. Vì vậy việc triển khai, thực hiện đề “Nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp vào sản xuất tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 -2015” trong thời điểm hiện nay là thực sự cần thiết và có ý nghĩa rất thiết thực. Mặt khác để việc đánh giá hiệu quả một cách khoa học và dần đi vào nề nếp, cần thiết phải có tiêu chí và khung quy trình đánh giá, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nêu trên, làm cho công tác nghiên cứu các ĐT, DA thành một quá trình từ đầu vào đến đầu ra và đóng góp tích cực hơn vào công cuộc phát triển KT-XH bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

 

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các ĐT, DA, khung quy trình đánh giá các ĐT, DA thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 -2015;

Thu thập số liệu, điều tra, khảo sát thực tế, thực hiện các chuyên đề nghiên cứu về: cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày; cây ăn quả, rau, hoa và cây dược liệu; chăn nuôi - thủy sản; lâm nghiệp; thủy lợi; Đánh giá hiệu quả các ĐT, DA đối với việc nâng cao nhận thức và khả năng ứng dụng KHKT vào sản xuất của người dân;

Đánh giá hiệu quả, những hạn chế, tồn tại của các ĐT, DA và xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng và nhân rộng vào thực tiễn;

Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp vào sản xuất tỉnh Cao Bằng.

 

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Tổ chức Hội thảo "Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá và các mẫu phiếu điều tra":

Hội thảo đề tài khoa học đã đạt được mục đích đề ra với sự tham gia của lãnh đạo Sở KH&CN, các chuyên gia, cơ quan chủ trì và nhóm thực hiện đề tài. Nhóm thực hiện đề tài đã tiếp thu, hoàn chỉnh quy trình, bảng tiêu chí đánh giá và 03 mẫu phiếu điều tra, cụ thể: Về quy trình, bảng tiêu chí, về các mẫu phiếu điều tra. Bộ tiêu chí đánh giá, Quy trình đánh giá và các mẫu phiếu điều tra sự phát huy hiệu quả của các ĐT, DA thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005-2015 đã được hoàn thiện và được cơ quan quản lý cấp cơ sở nghiệm thu.

Sưu tầm thu thập tài tiệu, điều tra khảo sát thực tế, nghiên cứu phân tích điều tra kết quả khảo sát:

Sưu tầm, thu thập tài liệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đã hoàn thiện danh sách 44 ĐT, DA thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp đã triển khai từ 2005-2015 trong đó có đầy đủ thông tin về chủ nhiệm ĐT, cơ quan chủ trì, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, địa phương thực hiện, kinh phí...  Khảo sát thực tế việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, tại các địa phương trước đây đã được lựa chọn triển khai thực hiện các ĐT, DA. Phỏng vấn theo các mẫu phiếu điều tra: Đã thu thập 335 mẫu phiếu điều tra, trong đó mẫu M-01 là 29 phiếu, mẫu M-02A là 24 phiếu, mẫu M-02B là 60 phiếu, mẫu M-03 là 282 phiếu.

Với các thông tin đã thu thập được, cùng các mẫu phiếu điều tra đã hoàn thành, kết quả điều tra sẽ được nghiên cứu, phân tích sâu hơn, rõ hơn trong nội dung “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả ứng dụng và đề xuất các giải pháp trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học đối với lĩnh vực nông - lâm nghiệp giai đoạn 2005-2015”. Đề tài đã hoàn thành đã hoàn thành báo cáo kết quả điều tra khảo sát và các phụ lục báo cáo kèm theo.

Đánh giá sự phát huy hiệu quả (sau nghiệm thu) các ĐT, DA tác động đến phát triển KT-XH của địa phương:

Đối với lĩnh vực trồng trọt: Qua đánh giá chấm điểm 31 ĐT, DA thì có đến 71,0 % (22/31) số ĐT, DA phát huy được hiệu quả từ mức trung bình đến mức cao.  Đề tài " Xây dựng mô hình trồng thâm canh và chế biến chè xanh chất lượng cao Nguyên Bình" do Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi Phía bắc chủ trì thực hiện từ năm 2006-2008, đã nghiệm thu cho đến nay vẫn duy trì được diện tích, các cụm chế biến thủ công vẫn phát huy được, sản phẩm làm ra đạt chất lượng chè sạch, giá bán ổn định từ 350.000đ-400.000đ/kg chè khô đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân trồng chè; đề tài " sản xuất một số giống lạc hè thu cung cấp cho sản xuất" do Công ty Cổ phần giống cây trồng chủ trì thực hiện  từ năm 2007-2009 đã nghiệm thu, kết quả đề tài là cơ sở để nhân rộng ra sản xuất. Đến nay diện tích trồng lạc hè thu đã phát triển trên 1700 héc ta tại các xã vùng cao, trồng lạc đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân và doanh nghiệp; đề tài phục tráng lúa Nếp hương và lúa nếp Pì pất do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN chủ trì thực hiện, đã nghiệm thu năm 2014, kết quả đề tài đã được Liên hiệp hội phát triển thành dự án với diện tích hàng trăm héc ta tại các xã Xuân Trường (Bảo Lạc), và xã Vĩnh Quang, xã Hưng Đạo (thành phố Cao Bằng) mở rộng ra một số xã thuộc huyện Hòa An với  sự tham gia vào cuộc của Công ty TNHH Ngân Hà hỗ trợ đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Các dự án nông thôn miền núi (Chè, Sắn) cũng đang phát huy được trong sản xuất. Vùng chè nguyên liệu Phia Đén ngày càng mở rộng đến vài chục héc ta, sản phẩm chè ngày càng được đa dạng hóa theo nhu cầu thị trường, giá bán và thị trường ổn định từ 500.000đ -1.500.000đ/kg chè thành phẩm.

Các ĐT chỉ phát huy được hiệu quả trong thời gian 1-2 năm đầu, hoặc không phát huy được ngay sau khi kết thúc nghiệm thu như: Trồng Lạc xen Mía, Lúa Quý cảng I, Trồng đậu xanh trên đất rẫy, ứng dụng phân viên nén cho Ngô. Nguyên nhân chủ yếu là các sản phẩm của ĐT không còn thích ứng trong sản xuất.

Đối với các ĐT, DA về cây ăn quả, rau hoa, cây dược liệu: Đề tài "Ứng dụng vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng và phát triển giống Cam, Quýt Trà Lĩnh và Hòa An" đã ghi thì ghi chính xác tên ĐT: Ứng dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng và phát triển giống cam, quýt vùng Hoà An, tỉnh Cao Bằng; đề tài Ứng dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng, bảo tồn và phát triển giống Quýt đặc sản Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng và Dự án " Ứng dụng KHCN trồng một số giống cây ăn quả năng suất chất lượng cao tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng" đã phát huy nhân rộng ra sản xuất được nhiều nhất (trên 50 ha), đến nay các vườn cây phát triển tốt và đã cho thu hoạch. Các kết quả nghiên cứu triển khai về cây ăn quả, rau hoa và cây dược liệu trong giai đoạn 10 năm qua đã có tác dụng tốt, các ĐT, DA được triển khai phù hợp đã đưa được tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, tạo ra những cây ăn quả, rau hoa và cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao, năng suất chất lượng tốt, góp phần tạo ra giá trị sản phẩm lớn trong phát triển nông nghiệp phục vụ sự phát triển KT-XH của địa phương; khai thác thế mạnh về cây trồng đặc sản, cây trồng mũi nhọn, loại cây trồng tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao như đề tài Quýt huyện Trà Lĩnh, Hà Trì huyện Hòa An; Cam Trương Vương, cây ăn quả chất lượng cao tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng…

Đối với lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản: Đã có 3/6 ĐT, DA phát huy được hiệu quả từ trung bình đến tốt. DA “Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ để phát triển chăn nuôi gia cầm phù hợp với điều kiện xã Trường Hà huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” sau khi kết thúc, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, thủy sản phối hợp với Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đánh giá kết quả, bổ sung các vấn đề kỹ thuật, biên soạn tài liệu cung cấp thông tin và hướng dẫn để người dân tham gia, mở rộng quy mô chăn nuôi. Tiếp tục phối hợp với Trung tâm khuyến nông xây dựng và nhân rộng mô hình, các địa phương thành lập nhóm sở thích nuôi gà, vịt, bồ câu… ứng dụng quy trình vào sản xuất. ĐT “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính bằng Hoóc môn 17α - Methylestosterone tại Cao Bằng” sau khi kết thúc ĐT, Trung tâm vẫn tiếp tục sản xuất phục vụ thị trường, các kỹ thuật viên được đào tạo phát huy trình độ kỹ thuật. ĐT góp phần tạo ra nghề ương nuôi các giống tại tổ, nhóm, hộ gia đình… tạo việc làm, thu hút lao động nông thôn.

Đối với lĩnh vực Lâm nghiệp: Mặc dù có được đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc nghiên cứu ứng dụng khoa học vào trồng rừng. Song các ĐT Lâm nghiệp sau khi nghiệm thu, hiệu quả phát huy thấp hoặc không phát huy được hiệu quả (đề tài trồng khảo nghiệm một số loại cây Lâm nghiệp và đề tài ứng dụng khoa học - công nghệ sản xuất giống và trồng rừng mây nguyên liệu) còn ĐT sản xuất giống và trồng rừng và chủ ĐT được giao quản lý sử dụng trên 100ha đất rừng, vườm ươm giống cho Bạch Đàn chuyển sang trồng Chè và một số loại cây Lâm nghiệp. So sánh kết quả nghiệm thu và hiện tại cho thấy các ĐT Lâm nghiệp không thể có kết quả khả quan khi thực hiện đề tài chỉ trong thời gian 2- 3 năm, mặt khác khi ĐT đã được nghiệm thu chủ nhiệm đề tài, người dân thậm chí cả chính quyền cũng không còn quan tâm.

Đối với lĩnh vực thủy lợi: Đề tài “Ứng dụng tích hợp công nghệ đập cao su và trạm bơm thủy luân phục vụ cấp nước trong điều kiện cạn kiệt nguồn nước ở Cao Bằng” đã cung cấp nước tưới, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho bà con tại xóm Cốc Khoác, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, làm tăng năng suất cây trồng, mở rộng diện tích tưới, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đề tài “Nghiên cứu hệ số tưới cho lúa nước và ngô vùng núi đá vôi tỉnh Cao Bằng” sau khi kết thúc, hệ số tưới chưa được công bố áp dụng. Kết quả nghiên cứu hệ số tưới cho cây lúa trên vùng núi đá vôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trên vùng đá vôi nên cần được công bố để áp dụng cho công tác thiết kế các kênh tưới, và xây dựng các hồ tích nước đảm bảo đủ nước cho cây trồng.

Để phát huy, nhân rộng hiệu quả các đề tài, dự án khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh, đề tài đã đề xuất 4 nhóm giải pháp, gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về cơ chế quản lý, nhóm giải pháp về tài chính, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực.

Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement