Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Sưu tầm và nghiên cứu giá trị các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng
Lượt xem: 77

Chủ nhiệm đề tài: TS. Triệu Thị Kiều Dung

Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng

Thời gian thựchiện: 2015-2017

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn bản chữ Nôm Tày chính là một tinh hoa văn hoá vô cùng thiêng liêng và cao quý mà các thế hệ cha ông người Tày đã sáng tạo. Tuy nhiên, ngày nay, con cháu người Tày không còn ai quan tâm gìn giữ các văn bản đó nữa, số lượng người có thể đọc - hiểu chữ Nôm Tày ngày càng thưa dần.

Trong quá trình hình thành và phát triển, “Văn tự người Tày nói chung, chữ Nôm Tày nói riêng, trước hết phải là sự sáng tạo của bản thân dân tộc Tày (trong nhóm ngữ hệ Tày - Thái) sau nữa còn có ảnh hưởng của văn tự cổ Nôm Choang bên Trung Quốc (thường gọi là tục tự Choang cổ) và văn tự Nôm Việt” (1),  nhờ thế, chữ Nôm Tày đã trở thành một hệ thống ngôn ngữ song hành cùng tiếng Việt. Thực tế cho thấy, chữ Nôm Tày rất đa dạng, được sử dụng ở nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều tài liệu sách vở thuộc nhiều kiểu loại văn bản khác nhau. Vì thế, nó đã trở thành đối tượng sưu tầm, quan tâm của một số nhà nghiên cứu tâm huyết như Nguyễn Văn Huyên (1941), Đào Duy Anh (1975), Lã Văn Lô (1979), Cung Khắc Lược (1993), Lục Văn Pảo (1994), Hoàng Triều Ân (2003)… Những nhà nghiên cứu này đã ít nhiều chú ý đến lịch sử hình thành và mô tả các kiểu cấu trúc chữ Nôm Tày trên những tác phẩm Nôm Tày đã được phân loại (Lượn, Then, Truyện Thơ). Với ý nghĩa tiếp nối các nhà nghiên cứu lớp trước và mục đích gìn giữ, phát huy vốn văn hoá dân tộc, nhóm tác giả đã tiến hành "Sưu tầm và nghiên cứu  giá trị các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng". Việc sưu tầm, nghiên cứu các giá trị của văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng là một việc làm mang ý nghĩa thiết thực. Một mặt, góp phần gìn giữ những văn bản hay, ý nghĩa của ông cha truyền lại. Mặt khác, còn góp phần phát huy những giá trị văn hoá phi vật thể đang có nguy cơ bị mai một. Đồng thời, qua đó còn góp phần hết sức quan trọng trong việc quảng bá và giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa, văn học Tày cổ đang đứng trước nguy cơ bị thất truyền.

 

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Sưu tầm các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng; Phân loại các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng; Dịch, chú giải một số văn bản tiêu biểu; Nghiên cứu giá trị của các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng.

 

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau 2 năm thực hiện đề tài, với sự nỗ lực không ngừng, đơn vị chủ trì đã thực hiện hoàn thành mục tiêu, nội dung đề ra.

Đề tài đã sưu tầm được 29 văn bản Nôm Tày (trong đó mua 20 văn bản gốc và 09 văn bản phô tô) tại 8 huyện, thành phố của tỉnh Cao Bằng và tại Viện Hán Nôm.

Tiến hành phân loại 29 văn bản chữ Nôm Tày thu thập được ở Cao Bằng theo các thể loại, như: các văn bản về tín ngưỡng, hành chính, đông y dược, gia phả, hương ước, đúc kết kinh nghiệm ứng xử…

Chuyển hóa toàn bộ 29 văn bản thu thập được dưới dạng file điện tử.

Dịch và chú giải 07 văn bản từ chữ Nôm Tày ra tiếng Tày và ra tiếng Việt, gồm: Sự tích Bảo Lạc; Tống Trân - Cúc Hoa; Giáo nam - Giáo nữ; Tăng quảng - Hiền văn; Sơn Bá - Anh Đài truyện; Thạch Sanh - Quỳnh Nga truyện; Thảo Mạ - Bần Vương truyện.

Đề tài cũng đã tiến hành nghiên cứu giá trị các văn bản chữ Nôm Tày, như: Giá trị văn bản mang tính biên niên sử về những sự kiện lịch sử; Giá trị văn bản hành chính: mua bán ruộng đất, khế ước, gia phả, luật tục...; Giá trị của văn bản Then miền Đông trong đời sống cộng đồng tộc người Tày ở Cao Bằng; Giá trị của văn bản Then miền Tây trong đời sống cộng đồng tộc người Tày ở Cao Bằng; Giá trị của những văn bản đúc kết kinh nghiệm sống, ứng xử của tộc người Tày ở Cao Bằng; Giá trị của văn bản Truyện thơ; Giá trị của văn bản Câu đối;

Thông qua việc đánh giá thực trạng, nhóm tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị của các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng, đó là: Cần có kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, thành lập nhóm thu thập các văn bản chữ Nôm Tày vẫn còn lưu truyền trong địa bàn dân cư người Tày ở Cao Bằng; Thành lập nhóm biên dịch, phiên âm, chú giải và phân loại giá trị của những văn bản thu thập được; Mở lớp truyền dạy chữ Nôm Tày cho những người có nhu cầu hoặc say mê tìm hiểu về thể loại chữ vuông này.

Đề tài đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Giá trị các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng” với hơn 20 bài tham luận; xuất bản cuốn sách “Nhận diện giá trị các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng”. Thông tin tuyên truyền về giá trị của văn bản trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài nước.

Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement