Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất cây dạ hiến theo hướng VIETGAP quy mô nông hộ tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 3151
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đoàn Văn Lư

Đơn vị thực hiện: Học viện nông nghiệp Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2011-2015

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

I. Đặt vấn đề

Cây Dạ Hiến (Erythropalum scandens Blume) là một loại dây leo có tua cuốn, thường mọc ven các rừng thứ sinh hoặc rừng đang phục hồi. Rau Dạ Hiến từ lâu đã được coi là loại rau có tác dụng làm thuốc chữa các bệnh: viêm thận, viêm gan, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không thông. Đặc biệt cây rau Dạ Hiến sắc lấy nước uống chữa bệnh viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả rất tốt. Theo kết quả nghiên cứu trước đó, rau Dạ Hiến có giá trị dinh dưỡng cao (tính trong 100g lá non), gồm: Nước 78,8g, protein 06g, gluxit 6,1g, xơ 7,5g, tro 1,6g, canxi 138g, vitamin C 60mg, caroten 2,6mg, photpho 40,7mg. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức trong tự nhiên đã dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên. Mặc dù đã có những nghiên cứu bước đầu về nhân giống đối với cây Dạ Hiến và khuyến cacó một số kỹ thuật gây trồng, tuy nhiên, các nghiên cứu mởi chỉ mang tính thử nghiệm, chưa có nghiên cứu cơ bản nào tập trung tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng trọt phù hợp để bảo tồn và phát triển loài cây bản địa này, xuát phát từ thực tế đó, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với Học viện nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất cây Dạ Hiến theo hướng VIETGAP quy mô nông hộ tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”.

II. Mục tiêu

Xây dựng mô hình sản xuất tiến tiến theo hướng VIETGAP cho cây Dạ Hiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của loại rau bản địa, đặc sản ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, phục vụ phát triển KT-XH nông thôn huyện Quảng Uyên, Cao Bằng. Cụ thể:

- Đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh tế - xã hội vùng sản xuất rau Dạ Hiến so với tiêu chuẩn VietGap; đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thị sản phẩm;

- Nghiên cứu các kỹ thuật nhân giống, trồng mới, thâm canh chăm sóc và bảo quản sau thu hoạch nhằm đề xuất được hướng dẫn kỹ thuật trồng mới, nhân giống, thâm canh chăm sóc, bảo quản đối với cây rau Dạ Hiến theo hướng VietGap;

- Xây dựng mô hình vườn ươm nhân giống, trồng mới, chăm sóc thâm canh rau Dạ Hiến trên địa bàn tỉnh;

- Hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng mới, thâm canh, thu hái và bảo quản rau Dạ Hiến cho các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.

III. Kết quả nghiên cứu

Kết thúc thời gian thực hiện, đề tài đã hoàn thành nội dung, mục tiêu đề ra, cụ thể:

- Đã tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất, khảo sát, phân tích mẫu đất và nước của 5 xã trồng rau Dạ Hiến tại huyện Quảng Uyên, cho thấy rau Dạ Hiến không những là loại rau được dùng phổ biến trong vùng mà về mặt kinh tế loại rau này cũng đem lại thu nhập khá cao cho người dân. Tiềm năng đất mở rộng trồng còn nhiều do các điều kiện về lao động, khả năng mở rộng diện tích, chế độ nhiệt ẩm và nguồn nước tốt. Tuy nhiên, hiện tại trong vùng còn tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm nguồn nước do tập quán chăn thả gia súc, gia cầm thả rông, kỹ thuật trồng trọt, nhân giống và bảo quản còn lạc hậu, chưa áp dụng những tiến bộ mới do vậy chỉ dừng ở sản xuất nhỏ, mạnh mún, chưa tạo được sản phẩm thành hàng hóa.

- Đã xây dựng được 4 quy trình hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống, trồng mới, thâm canh, thu hái và bảo quản đối với rau Dạ Hiến.

- Đã xây dựng được mô hình vườn ươm với quy mô 300m2 theo tiêu chuẩn vườn ươm cây giống có mái che với khung bằng tre nứa, tỷ lệ ra rễ đạt 75-80%, tỷ lệ thành cây đạt 68%. Kết quả xây dựng mô hình cho thấy, thời vụ giâm có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thành của cây, trong thí nghiệm tỷ lệ hom giâm ra rễ đạt khá cao so với số hom đem giâm song số hom thành cây giống thì chỉ đạt trung bình. Thời vụ giâm hom trong điều kiện khí hậu của Quảng Uyên thuận lợi cho tỷ lệ thành cây cao là vào tháng 3-5 của năm.

- Xây dựng mô hình trồng mới ra Dạ Hiến tại xã Phúc Sen và xã Quốc Dân với 55 hộ tham gia; trong đó tại xã Phúc Sen trồng 2030 cây, tỷ lệ sống đạt 91,6%, xã Quốc Dân trồng 3080 cây, tỷ lệ sống đạt 95,3%. Kết quả xây dựng mô hình trồng mới với quy trình kỹ thuật của đề tài cho thấy, thời vụ trồng đối với rau Dạ Hiến có thể trồng kéo dài đến cuối tháng 10 của năm và nên sử dụng cây giống trong bầu để trồng. Sau trồng 20-30 ngày cây con bắt đầu hồi xanh và ra lộc cành mới, sau 30-45 ngày tùy thuộc vào thời vụ, thời vụ trồng càng sớm thì thời gian sau trồng cây ra lộc cành mới càng ngắn và đạt chiều cao cây khoảng 50-60cm và bắt đầu leo giàn.

- Xây dựng mô hình thâm canh rau Dạ Hiến, quy mô 1ha, kết quả trồng thâm canh cho thấy, tại Quảng Uyên, cây Dạ Hiến sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu nên năng suất đạt thấp, cây ít ra chồi và số đợt ra chồi ít. Trong điều kiện có tưới nước, bón phân và cắt tỉa lá già sau mỗi đợt thu ngọn đã kích thích cây sinh trưởng để tạo ra ngọn mới là cơ sở để nâng cao năng suất. Mô hình thâm canh cho năng suất rau là 0,6kg/cây/đợt thu x 7 đợt thu x 1.000 cây/ha = 4.200kg/ha.

- Đã tiến hành tập huấn kỹ thuật cho hơn 530 lượt người tham gia, tổ chức 02 hội nghị đầu bờ, 1 hội thảo về sản xuất và tiêu thụ rau Dạ Hiến, đào tạo được 10 kỹ thuật viên. Xây dựng và hình thành Tổ hợp tác sản xuất rau Dạ Hiến. Xây dựng quy trình hướng dẫn thu hái, bảo quản rau Dạ Hiến…
Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement