Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng cây tam thất tại Cao Bằng
08/05/2023
Lượt xem: 91
Tam thất là một cây thuốc quí, có giá trị kinh tế cao, các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng làm thuốc, trên thực tế, tam thất không kém nhân sâm về hàm lượng Saponin. Tại xã Thanh Long, huyện Hà Quảng cây tam thất đã được nhân dân trồng thành vùng từ những năm 1970, tuy nhiên do chủ yếu là trồng tự phát, dựa vào kinh nghiệm, chưa có quy trình kỹ thuật để áp dụng vì vậy cây kém phát triển, dễ bị bệnh hại, năng suất không cao, do đó diện tích trồng dần bị thu hẹp, bên cạnh đó do nhu cầu thị trường lớn nên người dân khai thác quá mức trong tự nhiên dẫn đến cạn kiệt nguồn dược liệu quí. Năm 2019, bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học, Ủy ban nhân
Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng cây tam thất tại Cao Bằng
Kết quả của bước đầu đề tài đã xây dựng được 01 vườn ươm, diện tích 200m2 tại xóm Tặc Té, xã Thanh Long, huyện Hà Quảng. Thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ủ, nhiệt độ ủ đến khả năng nảy mầm; nghiên cứu ảnh hưởng của loại giá thể, ẩm độ, dinh dưỡng, chế độ che sáng đến khả năng sinh trưởng cây con trong vườn ươm qua nghiên cứu đã xác định kỹ thuật nhân giống cây tam thất bằng hạt và tiến hành sản xuất được 22 nghìn cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn phục vụ cho xây dựng mô hình trồng.
Từ kết quả nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng cây tam thất, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây tam thất theo hướng tiêu chuẩn “thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc”, với diện tích 1.200m2. Qua theo dõi cho thấy cây sinh trưởng phát triển tốt, ít bị bệnh hại, chủ yếu bị thối củ do thời tiết mưa nhiều, sau hơn 2 năm trồng trọng lượng củ đạt trung bình 17g/củ. Kết quả phân tích hàm lượng hoạt chất saponin trong củ tam thất trồng tại mô hình và củ tam thất trồng tại Lào Cai cho thấy hàm lượng Saponins của củ tam thất trồng tại Lào Cai đạt 7,37%, củ tam thất trồng tại xã Thanh Long đạt 8,325 %, qua đó có thể khẳng định hàm lượng saponins trồng tại xóm Tặc Té, xã Thanh Long có hàm lượng Saponins cao hơn tam thất trồng tại Lào Cai.
Qua nghiên cứu và xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cho thấy tại xã Thanh Long có điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển sản xuất cây tam thất, việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng và trồng thử nghiệm thành công cây tam thất là cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình, mở ra hướng phát triển mới, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, ổn định đời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Tác giả bài viết: Bế Lưu Băng