Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ cho các đặc sản địa phương huyện Trùng Khánh
Lượt xem: 67
Huyện Trùng Khánh với lợi thế phát triển nông nghiệp, có tiềm năng phát triển những sản phẩm đặc trưng riêng, trở thành thương hiệu nổi tiếng như: Hạt dẻ Trùng Khánh, quýt Trà Lĩnh, cá Trầm hương,… Những năm gần đây, khi kinh tế ngày càng phát triển, quyền sở hữu trí tuệ và phát triển trí tuệ càng được quan tâm phổ biến, huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nổi bật của huyện như: gạo Nếp Ong Trùng Khánh; Vịt cỏ Trùng Khánh. Ngoài ra, còn phát triển thương hiệu OCOP cho một số sản phẩm như: Vườn Nho đen Đức Hồng, Tương Mẹc Cảng, Lan’s homestay,…
anh tin bai

Sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ

 

Triển khai các chủ trương, chính sách liên quan đến thúc đẩy việc tạo dựng, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ như: Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030Quyết định số 2205/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển TSTT đến năm 2030; Nghị quyết số 93/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2030Quyết định số 968/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Cao Bằng đến năm 2030. Những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiêu thụ, sản xuất các sản phẩm nông sản, đặc sản là tiềm năng lợi thế của huyện; trong đó có nội dung tập trung và đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của huyện. Theo đó, UBND huyện đã phối hợp với Sở KH&CN, các đơn vị tư vấn, tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng xây dựng thương hiệu các sản phẩm.

Đến nay, huyện Trùng Khánh đã có các sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao gồm: Chỉ dẫn địa lý: 01 sản phẩm (hạt dẻ Trùng Khánh); nhãn hiệu tập thể: 02 sản phẩm (Quýt Trà Lĩnh, Vịt cỏ Trùng Khánh) và 01 sản phẩm đang trong quá trình thực hiện (gạo Nếp Ong Trùng Khánh). Các sản phẩm sau khi đăng ký thành công thương hiệu bước đầu phát huy hiệu quả, giá trị sản phẩm tăng lên khẳng định uy tín, chất lượng trên thị trường. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm được bảo hộ còn ít, hoạt động phát triển tài sản trí tuệ đối với đặc sản địa phương mới chỉ tập trung ở đăng ký nhãn hiệu chứ chưa được khai thác, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của sản phẩm. Trên thực tế, hiện nay mặc dù các sản phẩm đã được xác nhận nhãn hiệu tập thể, tuy nhiên các cá nhân, hộ sản xuất thành viên các Hội sản xuất, kinh doanh vẫn sản xuất, tiêu thụ theo hình thức cá nhân nhỏ lẻ, chưa thành hàng hóa, khó khăn trong việc triển khai tìm kiếm kênh tiêu thụ để bao tiêu sản phẩm. Công tác truyền thông quảng bá sản phẩm chưa được đầu tư nhiều, chính vì thế, nhiều sản phẩm đặc sản mặc dù đã được đầu tư bài bản, từ việc chọn giống, canh tác, thu hoạch đến việc đăng ký, khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại nhưng vẫn khó tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ UBND huyện cần: Chủ động phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án về phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh; hướng dẫn các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và thực hiện các biện pháp quản lý thương hiệu, đăng ký bảo hộ sản phẩm hàng hóa theo quy định; Cùng với đó cần phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường quảng bá giới thiệu, thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm đặc sản, đặc thù tới các địa phương trong và ngoài tỉnh; Xây dựng kế hoạch chi tiết để quản lý và khai thác hiệu quả giá trị của các tài sản trí tuệ sau khi được xác lập quyền sản phẩm; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức của người nông dân, nhà sản xuất trong việc tạo ra sản phẩm; Đẩy mạnh quản lý bảo vệ thương hiệu; gắn kết các chương trình nâng cao năng suất, chất lượng với hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, tìm kiếm doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu mối tiêu thụ sản phẩm,…

Đối với Sở khoa học và công nghệ: Tiếp tục triển khai các hoạt động khảo sát, đánh giá hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm về thực trạng hoạt động bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương; Chú trọng hỗ trợ các địa phương xây dựng chỉ dẫn địa lý, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể sử dụng yếu tố địa danh, sản phẩm chủ lực, đặc thù, thế mạnh của địa phương; Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ về khoa học và công nghệ nói chung, về phát triển tài sản trí tuệ nói riêng cho các công chức thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ địa phương,…/.

 

Tác giả bài viết: HK

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 














image advertisement