Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 126
Việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trên địa bàn tỉnh những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ sinh học trên đại bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 

 

anh tin bai

Ứng dụng CNSH nuôi cấy mô tế bào nhân giống Keo lai tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN

 

Tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai việc thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 01/9/2016 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về việc “Đẩy mạnh phát triển  và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH dất nước” với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ như: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phổ biến thông tin giới thiệu về thành tựu CNSH nhằm nâng cao kiến thức về CNSH và bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư phát triển tiềm lực cho việc bảo tồn nguồn gen và ứng dụng CNSH; ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả hoạt động CNSH trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội,quốc phòng an ninh  (ưu tiên phát triển, ứng dụng CNSH mạnh mẽ trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ chế biến, y dược và bảo vệ môi trường…); chủ động đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học chất lượng cao; đầu tư cơ sở vật chất đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh mở rộng quy mô đầu tư, đóng góp vào tăng trưởng GRDP của tỉnh; ứng dụng hiệu quả CNSH thế hệ mới vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Tỉnh đã có nhiều chương trình, đề tài,dự án được nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật triển khai thực hiện và nhận được sự đồng thuận của người dân tham gia như: Mô hình dự án”Xây dựng và phát triển mô hình chuyển đổi, tăng vụ từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu đỗ ở vùng Trung du miền núi phía Bắc” được triển khai tại xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, quy mô 15ha, 50 hộ tham gia, giống được đưa vào sản xuất là giống Lạc L14; mô hình “Trồng cỏ giống mới (cỏ voi xanh không lông) và chê biên thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi đại gia súc thích ứng với biến đổi khí hậu”, quy mô 03 ha, 35 hộ tham gia tại xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang; tham gia mô hình “Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học sau dịch tả lợn Châu Phi”, quy mô 150 con, 30 hộ tham gia thực hiện tại xã Hồng Việt, huyện Hòa An và xã Đức Quang huyện Hạ Lang; mô hình “chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học”, quy mô 1.500 con, 25 hộ tham gia thực hiện tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An; Đề tài Khai thác và phát triển nguồn gen lợn Hương (giai đoạn – 2016 – 2020); Dự án thử nghiệm Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi lợn Hạ Lang (giai đoạn 2019 – 2021); Ứng dụng công nghệ trong chế biến thức ăn chăn nuôi và các dự án chăn nuôi đại gia súc đều áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để cải tạo chất lượng đàn trâu, bò địa phương tạo ra thế hệ bê nghé có sự thay đổi về thể trạng cũng như chất lượng thịt…

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nghiên cứu triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu bảo tồn, phục tráng và phát triển cây trồng đặc sản của địa phương từ kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tạo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa phát huy thế mạnh của địa phương nhiều sản phẩm hàng hóa như: Bưởi Phục Hòa, cam Trưng Vương, Quýt Hà Trì, Quýt Trà Lĩnh, lê Thạch An, lê Bảo Lạc, lúa nếp hương Bảo Lạc và Pì pất Cao Bằng…; Nghiên cứu phát triển giống đậu xanh xuân hè chịu hạn, phù hợp với điều kiện đất dốc. Các mô hình nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng khoa học vào sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực được hưởng ứng nhân rộng cụ thể một số dự án như: Dự án xây dựng các mô hình trồng thâm canh và chế biến chè giống mới theo công nghệ chè Ô Long; mô hình sản xuất giống rau và rau hoa thương phẩm chất lượng cao; Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu Hà thủ ô đỏ; Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; Ứng dụng KHCN trồng một số cây ăn quả năng suất, chất lượng cao

Về công nghệ sinh học: Duy trì và phát triển công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất của tỉnh, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống đối với nhiều loại cây trồng để phục vụ sản xuất và một số nhiệm vụ KHCN đã có sự tham gia thực hiện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô nhân giống và phát triển cây dược liệu Thạch hộc thiết bì trên địa bàn tỉnh do Công ty TNHH công nghệ sinh học Ngân Hà; Ưng dụng KHCN sử dụng bón phân hữu cơ vi sinh HUDAVIL trên một số loại cây trồng tại tỉnh Cao Bằng góp phần phát triển nông nghiệp bền vững do  Công ty Khoáng sản và Thương mại Tiến Hiếu…

Đối với ngành y tế cũng đã triển khai có hiệu quả ứng dụng CNSH trong công tác khám chữa bệnh như: “Ứng dụng kỹ thuật Gương trị liệu kết hợp tập vận động trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Cao Bằng” qua nghiên cứu đã đem lại hiệu quả  cho bệnh nhân điều trị và phù hợp với kinh tế của phần lớn bệnh nhân tại địa bàn tỉnh;

Ngành KH&CN cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai chủ trương đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNSH đến các phòng, đơn vị chuyên môn để triển khai thực hiện, trong đó có Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN trong thời gian qua cũng đã tập trung triển khai nghiên cứu một số đề tài, dự án ứng dụng về CNSH và đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể như đề tài, chuyên đề: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống một số giống Keo lai tiềm năng tại tỉnh Cao Bằng; Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào để nhân giống cây Lan kim tuyến phục vụ phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; mô hình sử dụng chế phẩm sinh học EM để xử lý chất thải; mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường  tại Xã Vĩnh Quang, tp Cao Bằng …kết quả đạt được của đề tài, chuyên đề cũng có thể xem đây là bước đột phá của đơn vị trong ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết khó khăn cho nông dân về nguồn giống; nghiên cứu sản xuất, nhân giống các loại giống nấm đến sản xuất túi phôi nấm ăn (nấm sò, mộc nhĩ, nấm hương) và nấm dược liệu (Linh chi) phục vụ sản xuất và có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn sản phẩm cùng loại cung cấp trên thị trường;  nuôi giun quế giống để cung cấp cho bà con nông dân trong việc xử lý toàn diện chất thải trong chăn nuôi. Ngoài ra Trung tâm Ứng dụng KH&CN còn thực hiện nhiệm vụ lưu giữ nguồn gen, bảo tồn nguồn gen các loại tại vườn, Phòng nuôi Cấy mô tế bào thực vật đây được coi là nhiệm vụ thực hiện thường xuyên của đơn vị./.

ĐT

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 














image advertisement