Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chép lai 2; 3 máu tại Cao Bằng
Lượt xem: 1499
Chủ nhiệm đề tài: Trần Viết Vinh Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Thời gian thực hiện: 2011 – 2013
I. Đặt vấn đề
Trong những năm qua tỉnh Cao Bằng đã quan tâm đến phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo ra sản phẩm háng hóa, tuy nhiên trong khâu sản xuất giống thủy sản chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là nguồn giống cá chép lai 2 và 3 máu đều phải nhập 100% từ ngoài tỉnh. Ngoài ra con việc sản xuất và nhập con giống kém chết lượng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
II. Mục tiêu
Xuất phát từ thực tế trên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã đề xuất thực hiện đề tài Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chép lai 2; 3 máu tai tỉnh Cao Bằng. Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Nghiên cứu và ứng dụng thành công quy trình sản xuất cá chép lai 2; 3 máu; sản xuất được 18 - 20 vạn cá bột; nuôi ương 9 - 10 vạn cá hương, tỷ lệ sống đạt 50% trở lên; sản xuất được 6 - 7 vạn cá giống, tỷ lệ sống đạt trên 70%; đào tạo chuyển giao công nghệ và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá chép lai 2; 3 máu.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Điều tra, nuôi vỗ cá bố mẹ tại trại cá giống Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản Cao Bằng
Qua điều tra, khảo sát cho thấy nhiệt độ nước giao động từ 13 – 32,50C, chưa thuận lợi cho quá trình phát dục, sinh sản ương ấp trứng cho cá chép. Các chỉ tiêu ôxy hòa tan, CO2, NO2, NH3, H2S, pH đều đạt tiêu chuẩn nguồn nước sử dụng trong sản xuất giống cá chép lại.
2. Nuôi vỗ cá bố mẹ
Nhập đàn cá bố mẹ, với tổng số 300 con, trong đó cá chép bố mẹ F1 75 con, cá chép bố mẹ dòng thuần Indonesia 75 con, cá chép bố mẹ dòng thuần Hungari 150 con. Chất lượng đàn cá bố mẹ đều đạt tiêu chuẩn.
Tiến hành nuôi vỗ tại Trung tâm từ tháng 10/2011 - 2/2013, cho tỷ lệ thành thục 88,06%.
3. Kết quả cho cá chép sinh sản nhân tạo
Cho cá chép Hungari x Indonesia, tỷ lệ cá đẻ 100%, năng suất cá bột đạt 5,5 - 6,1 vạn con/kg cá cái.
Cho cá F1 x Hungari, tỷ lệ cá đẻ 100%, năng suất cá bột đạt 5,2 - 5,7 vạn con/kg cá cái.
Kết quả sinh sản nhân tạo đã thu được 31,5 vạn con cá bột.
4. Kết quả nuôi ương từ cá bột thành cá hương
Với thời gian nuôi ương 30 ngày ở 3 lần lặp lại trong 6 ao, qua theo dõi cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa các công thức, đã ương nuôi từ cá bột được 18,184 vạn cá hương, tỷ lệ sống từ 57,20% - 57,94%.
5.Nuôi ương cá hương thành cá giống
Nuôi ương 10,2 vạn cá hương, thời gian ương 45 ngày, thu được 7,3 vạn cá giống, tỷ lệ sống trên 70%.
6. Tập huấn chuyển giao công nghệ và hoàn thiện quy trình sản xuất cá giống
Sau khi sản xuất thành công cá giống tại Cao Bằng, đơn vị chuyển giao công nghệ đã tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất cá giống cho cán bộ Trung tâm Thủy sản và hoàn thiện 4 quy trình sản xuất giống cá chép phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái tỉnh Cao Bằng.
Tin khác
1 2 3 














image advertisement