Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Ứng dụng máy kéo 2 bánh kiểu bông sen vào việc thu hoạch mía và bóc lá mía
Lượt xem: 1519
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Sỹ Hiệt Đơn vị thực hiện: Trung tâm Cơ điện nông nghiệp và ngành nghề nông thôn Thời gian thực hiện: 2006
I. Đặt vấn đề
Mía là cây trồng công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng, dễ thu hoạch và chế biến. Hiện nay trong sản xuất mía đã được cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch mía tập trung, còn khâu thu hoạch như cắt gốc, làm sạch lá, cắt ngọn, bó cây, gom đống, chất lên xe,…. hoàn toàn theo lao động thủ công; năng suất lao động rất thấp, sử dụng sức lao động cao,… Tỉnh Cao Bằng hiện nay có 4 huyện: Phục Hòa, Quảng Hòa, Hạ Lang, Hòa An coi cây mía là cây trồng múi nhọn với diện tích khoảng 3000 ha. Vì vậy, việc đẩy mạnh cơ giới hóa vào việc thu hoạch mía và bóc là mía tại Cao Bằng là một việc làm rất cần thiết. Từ đó các hộ nông dân tăng diện tích trồng mía, kinh tế gia đình phát triển ổn định.

II. Mục tiêu
+ Nghiên cứu tạo ra mẫu máy thu hoạch mía rải hàng cỡ nhỏ, liên hợp với nguồn động lực máy kéo 2 bánh và máy bóc lá mía, góp phần giảm nhẹ cường độ lao động thủ công, tăng năng suất lao động, phục vụ sản xuất mía nguyên liệu ở Cao Bằng.
+ Máy thu hoạch mía rải hàng thực hiện các công đoạn cắt gốc, chuyển cây rải trên đồng, có khả năng hoạt động ở vùng nguyên liệu mía có độ dốc < 6 độ, đảm bảo thu hoạch mía ở các trạng thái khác nhau, kể cả mía đổ với tỷ lệ cắt sót thấp.
+ Máy bóc lá mía cỡ nhỏ liên hợp với nguồn động lực lớn hơn 8 hp, có chức năng cắt lá ngọn, làm sạch lá mía bám trên thân cây, đạt chỉ tiêu yêu cầu độ sạch đưa vào chế biến ở nhà máy.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Năng suất làm việc của máy:
- Diện tích thu hoạch bằng máy kết hợp với lao động thủ công có năng suất 55 – 60 tấn/ha
- Số lao động thủ công theo máy để chặt ngọn, làm sạch lá và thu gom là 30 – 35 công/ha so với thu hoạch hoàn toàn bằng thủ công hiện nay cần tới 50-55 công/ha. Như vậy kết hợp sử dụng máy với thủ công đã giảm được 20-25 nhân công lao động.
- Khả năng làm việc của máy: Độ sót không đáng kể, hầu hết mía được cắt; tình trạng gốc mía sau khi cắt với ruộng có vun gốc đạt yêu cầu, tỷ lệ gốc bị xơ tước trung bình chiếm 10-15%.
2. Kết quả khảo nghiệm máy cắt ngọn, bóc lá mía:
- Máy cắt ngọn, bóc lá mía đạt năng suất 0,91 tấn/ha, tỷ lệ bóc sót là 3,69 %, tỷ lệ cây mía bị dập 3,62%. Chỉ tiêu về năng suất đạt 1,0 tấn/h như yêu cầu đặt ra. Máy có kết cấu ngắn gọn, nhỏ, tuy nhiên để máy di chuyển trên đồng chưa được thuận lợi do địa hình mặt đồng không bằng phẳng và người phải kéo đẩy thủ công. Máy khởi động dễ dàng và vận hàng đơn giản, số người sử dụng máy theo nhóm phối hợp cùng nhau gom tập trung cây và cấp liệu cho máy làm việc để tăng năng suất. Qua thực nghiệm trong thực tế sản xuất máy bóc lá mía có năng suất đạt 0,9 -1,0 tấn/h, cần 2-3 người phối hợp thực hiện.
Tin khác
1 2 3 














image advertisement