Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 1520
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Mai Phương Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng Thời gian thực hiện: 2012 - 2013
I. Đặt vấn đề
Trong những năm qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) trong trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa thực sự phát huy được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Phần lớn học sinh còn thiếu hiểu biết về lựa chọn nghề nghiệp để định hướng phát triển nghề, phù hợp với năng lực của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại Cao Bằng là rất cần thiết.
II. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng, xu hướng chọn nghề của học sinh và công tác GDHN trong trường THPT tỉnh Cao Bằng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDHN, giúp các em học sinh có thể định hướng lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu của xã hội.

III. Kết quả nghiên cứu
1. Thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT:
Nhóm nghiên cứu đã điều tra thực trạng công tác quản lý hoạt động GDHN tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh cho thấy công tác phân luồng học sinh chưa đạt yêu cầu, còn nhiều hạn chế về quản lý hoạt động GDHN, như: Việc triển khai tổ chức thực hiện GDHN không có kế hoạch cụ thể theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trung học phục vụ cho hoạt động GDHN còn thấp, còn nhiều hạn chề về tài liệu, năng lực của giáo viên, chất lượng dạy nghề phổ thông.
2. Thực trạng xu hướng chọn nghề của học sinh THPT:
Tiến hành điều tra 800 học sinh, có 554 em có quan niệm đúng về nghề, 246 em chưa hiểu đúng về khái niệm nghề, qua đó cho thấy các em học sinh đã có những hiểu biết nhất định về nghề, nhưng chưa đồng đều, hầu hết các em cũng chỉ biết kể tên một số nghề và không biết nhu cầu của thị trường về những nghề đó… nguyên nhân của thực trạng trên là do các em không được cung cấp đầy đủ thông tin về nghề, bên cạnh đó công tác hướng nghiệp của nhà trường chưa được coi trọng nên các em thiếu sự định hướng, cũng như sự chỉ dẫn cần thiết.
Việc lựa chọn nghề của các em học sinh xuất phát từ lòng yêu thích đối với nghề, bên cạnh đó việc lựa chọn nghề của các em cũng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan từ thực tế xã hội, yếu tố chủ quan từ phía gia đình…
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDHN:
Từ thực trạng công tác GDHN và xu hướng chọn nghề của học sinh, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 6 giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác GDHN, quản lý GDHN, cha mẹ học sinh, học sinh và các lực lượng giáo dục khác
- Xây dựng đội ngũ những người làm công tác GDHN
- Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động GDHN
- Tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDHN
- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
- Tăng cường trách nhiệm về vai trò quản lý của hiệu trưởng nhà trường về GDHN.
Tin khác
1 2 3 














image advertisement