Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu ứng dụng cây sói rừng ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư
Lượt xem: 1835
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng đã triển khai nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb) Nakai) ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”.
Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Anh
Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng
Thời gian thực hiện: Từ 2010 đến 2013
I – Đặt vấn đề
Ung thư là một bệnh toàn thân, nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Hàng năm trên thế giới có khoảng 9 triệu người mắc bệnh ung thư và 5 triệu người chết vì bệnh này, hiện nay, số người mắc và chết do bệnh ung thư ngày càng gia tăng cùng với các phương pháp điều trị nhằm loại bỏ khối u, xạ trị, hóa trị liệu để ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư còn phải sử dụng các biện pháp, các thuốc nhằm nâng cao thể trạng, khắc phục hậu quả do khối u gây ra, để kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi có nguồn dược liệu phong phú đa dạng, song hiện nay việc khai thác sử dụng cây thuốc nam ở Cao Bằng còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều cây thuốc quý có nguy cơ bị tuyệt chủng trong đó có cây Sói rừng (Ché nộc soa) là một vị thuốc đã được các tài liệu ghi nhận có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư đường tiêu hóa như: Ung thư tụy, dạ dày, gan, trực tràng, cuống họng. Tuy nhiên ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có một công trình nghiên cứu nào về cây Sói rừng một cách đầy đủ và khoa học, để làm sáng tỏ điều này và có kế hoạch điều tra khai thác, bảo tồn cây Sói rừng ở Cao Bằng, vì vậy Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng đã triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng (Sarcandra Glabra (Thunb) Nakai) ở Cao Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư”.
II – Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học in vitro của cây Sói rừng (tại Cao Bằng)
- Nghiên cứu dạng bào chế và quy trình bào chế thành phẩm từ cây Sói rừng
- Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của cốm Sói rừng
- Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị của cốm Sói rừng trên động vật gây ung thư thực nghiệm.
III – Kết quả nghiên cứu của đề tài
Sau 3 năm nghiên cứu đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra, kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học, một số hoạt tính sinh học, độc tính và tác dụng điều trị ung thư trên động vật thực nghiệm của bột và lá cây Sói rừng Sarcandra glabra (Thunb) Nakai, thu hái ở vùng rừng núi xã Bạch Đằng, huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng cụ thể:
1. Nghiên cứu thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của cây Sói rừng thu hái ở vùng núi xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, Cao Bằng. Kết quả như sau:
Thành phần hóa học của bột Sói rừng không chứa Alcaloid, tuy nhiên trong nghiên cứu chỉ xác định bằng phương pháp định tính, chưa định lượng, so sánh được trong bột cây Sói rừng ở các địa phương khác.
Thành phần hóa học của bột Sói rừng gốc chứa thành phần Flavonoid, kết quả này phù hợp với kinh nghiệm điều trị trong nhân dân, Sói rừng có tác dụng điều trị các bệnh lý về xương khớp, bệnh lý về tiêu hóa.
- Kết quả phân lập các hợp chất hóa học: Từ cao chiết MeOH của cây Sói rừng (Sarcandra glabra) đã phân lập được 3 hợp chất bằng phương pháp sắc ký kết hợp; bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và phổ khối lượng (ESI - MS), nhóm nghiên cứu đã xác định được cấu trúc hóa học của 3 hợp chất đó là: Chloranoside A, tertorigenin 7-glucoside và 1β; 3β-Dihydroxylup-20(29)-en.
Trong thành phần hóa học của bột Sói rừng không chứa thành phần Glycosid tim, khẳng định Sói rừng không ảnh hưởng tới bệnh lý tim mạch khi sử dụng trên lâm sàng.
Trong thành phần hóa học của bột Sói rừng không chứa acid amin; với thành phần acid béo cho thấy bột Sói rừng cho kết quả dương tính (có vết mờ trên giấy lọc) điều này chứng tỏ rằng trong thành phần hóa học của bột Sói rừng có chứa acid béo; đối với thành phần các nguyên tố vi lượng cho thấy trong bột cây Sói rừng có chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể và không xuất hiện các nguyên tố có hại như Pb, Co hay As.
Sói rừng có tác dụng kháng sinh đối với các chủng nấm mốc (F. oxysporum) với nồng độ ức chế tối thiểu MIC = 200 mg/ml và nấm men (S. cerevisiae) với nồng độ ức chế tối thiểu MIC = 100mg/ml. Không có tác dụng kháng các vi sinh vật kiểm định còn lại như: vi khuẩn Gr (-) (E. coli, P. aeruginosa), vi khuẩn Gr (+) (B. subtilis, S. aureus), nấm mốc Asp. Niger và nấm men C. albicans.
f. Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng các dòng tế bào ung thư người in vitro của cây Sói rừng theo các số liệu nghiên cứu cho thấy Sói rừng không có tác dụng gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào thử nghiệm là tế bào ung thư phổi, tế bào ung thư gan và tế bào ung thư cơ vân tim người.
Bột Sói rừng có hoạt tính kháng gốc tự do trên hệ DPPH. Điều này cho thấy Sói rừng có thể ứng dụng điều trị trong các bệnh lý về viêm, ung thư.
2. Kết quả nghiên cứu quy trình bào chế và dạng bào chế thành phẩm từ cây Sói rừng. Đã thực hiện thành công việc: Nghiên cứu làm viên tế; Nghiên cứu làm dạng thuốc bột (thuốc tán); Nghiên cứu làm dạng cao thuốc (cao nước).
Nghiên cứu dạng cốm tan, dạng cốm tan được sản xuất theo chuyên luận cốm DĐVN III với phương pháp sát hạt ướt, sấy khô ở nhiệt độ phù hợp với từng loại hoạt chất, đóng gói trong bao bì không hút ẩm.
3. Kết quả nghiên cứu độc tính của cốm Sói rừng, độc tính cấp LD50 của cốm Sói rừng: Sau khi uống cốm Sói rừng ở những lô dùng thuốc liều thấp dưới 65g/kg thể trọng chuột không có hiện tượng gì đặc biệt, ở những lô chuột uống mẫu nghiên cứu từ liều 65g/kg thể trọng chuột sau khi uống từ 1 giờ có hiện tượng khó thở, giảm vận động và chết. Từ liều uống cốm Sói rừng liều 65g/kg thể trọng chuột, thấy xuất hiện chuột chết trong vòng 72 giờ sau khi uống thuốc, kết quả cho thấy chuột bắt đầu chết ở liều 65g cốm/1kg thể trọng, chuột chết tăng dần với mức tăng của nồng độ cốm Sói rừng. Chuột chết 100% ở nồng độ 90g/1000g trọng lượng, tuy nhiên liều chuột bắt đầu chết 65g/1kg chuột tương đương 6,5g/1kg (liều ở người) vì vậy nếu sử dụng cho người 50kg thì liều có thể gây độc là 325g/kg ngày tức là gấp 32,5 lần liều dự kiến dùng trên người….
4. Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị ung thư của cốm Sói rừng trên chuột nhắt trắng gây u rắn S180;
a. Ảnh hưởng của cốm Sói rừng lên sự phát triển của khối ung thư sarcoma trên chuột nhắt trắng swiss, với 4 dạng nghiên cứu
Dạng 1: Bao gồm những chuột mà khối u có sự tăng trưởng bình thường hoặc có ít sự giảm thể tích so với đối chứng;
Dạng 2: Khối u vẫn tăng thể tích theo thời gian tuy nhiên có sự giảm sút thể tích rõ rệt so với đối chứng;
Dạng 3: Khối u có sự tăng nhẹ vào thời điểm ban đầu sau điều trị, sau đó nhanh chóng giảm thể tích đến thể tích nhỏ nhất có thể đo được chính xác;
Dạng 4: Khối u hầu như không tăng kích thước khi được điều trị với chế phẩm và suy giảm thể tích so với thể tích ban đầu khi bắt đầu điều trị.
IV. Kết luận: Như vậy cốm Sói rừng có tác dụng ức chế sự phát triển khối u ở 70% chuột tại liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50 % ở liều điều trị 10g/kg thể trọng và có tác dụng gây kìm hãm tăng trưởng khối u và suy giảm thể tích khối u trên 42% chuột ở liều điều trị 20g/kg thể trọng và 50% ở liều điều trị 10g/kg thể trọng. Cốm Sói rừng còn có tác dụng làm tăng khối lượng của các cơ quan miễn dịch (tuyến ức, lách) lên 30% (liều 20g/kg thể trọng) và 27% (liều 10g/kg thể trọng) so với đối chứng; cốm Sói rừng bước đầu cho thấy hiệu quả làm tăng tỷ lệ lympho CD8+ ở cả 2 liều thí nghiệm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì các lympho CD8+ là thành viên đầu tiên của hệ miễn dịch tham gia vào quá trình nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư, cốm Sói rừng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tế bào lympho biểu hiện CD19 và hoạt tính CD8, tăng tiết IL-2, không có ảnh hưởng rõ rệt lên sự biểu hiện của TNF-a./.
Tin khác
1 2 3 














image advertisement