Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo vận động viên một số môn thể thao trọng điểm của tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 1467
Chủ nhiệm đề tài: Phạm Văn Cao Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng Thời gian thực hiện: 2012-2014
I. Đặt vấn đề
Hiện nay quy trình đào tạo vận động viên (VĐV) của tỉnh Cao Bằng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khâu tuyển chọn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát hiện các tài năng thể thao cho tỉnh ảnh hưởng không nhỏ đến kinh phí đào tạo cho tỉnh. Trên cơ sở thực trạng công tác tuyển chọn VĐV một số môn thể thao trọng điểm của tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tiêu chuẩn tuyển chọn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo vận động viên một số môn thể thao trọng điểm của tỉnh Cao Bằng” để tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV một số môn thể thao trọng điểm như: Võ dân tộc, Bóng rổ, Điền kinh và Quần vợt.

II. Mục tiêu
- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn ban đầu VĐV một số môn thể thao trọng điểm của tỉnh Cao Bằng; Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí tuyển chọn ban đầu VĐV; Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test; Kiểm tra và xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn; Đào tạo thử nghiệm và xác định hiệu quả tuyển chọn; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo VĐV; Phỏng vấn lựa chọn giải pháp.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo VĐV tỉnh Cao Bằng.

III. Kết quả nghiên cứu
1. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn ban đầu vận động viên một số môn thể thao trọng điểm của tỉnh Cao Bằng (Võ cổ truyền, điền kinh, bóng rổ):
Đề tài đã đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV một số môn thể thao trọng điểm của tỉnh; Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí tuyển chọn ban đầu VĐV; Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn; so sánh năng lực thể chất của VĐV võ cổ truyền, điền kinh, bóng rổ lứa tuổi 13-14; Xây dựng bảng điểm tuyển chọn; Xác định hiệu quả và hệ số tuyển chọn trong thực tiễn huấn luyện VĐV; xác định hiệu quả tuyển chọn thông qua hệ số tuyển chọn.
Trên cơ sở các tiêu chí đã lựa chọn, cho thấy xu hướng diễn biến tăng trưởng thành tích qua các thời điểm kiểm tra là phù hợp với quy luật phát triển của đối tượng nghiên cứu và phù hợp với đặc thù chuyên môn của các môn thể thao. Đồng thời kết quả kiểm tra cũng cho thấy không có sự khác biệt về kết quả của các tiêu chí, các tiêu chí ở các lứa tuổi 12-14 làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV của đối tượng nghiên cứu. Xây dựng được hệ thống các bảng phân loại, các bảng điểm tổng hợp và các bảng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV các môn thể thao võ cổ truyền, điền kinh chạy cự ly trung bình, bóng rổ. Đây là các tiêu chí, tiêu chuẩn có đầy đủ cơ sở khoa học, đủ độ tin cậy, chính xác nhằm tuyển chọn cho đối tượng nghiên cứu với các chỉ dẫn cụ thể trong việc áp dụng vào thực tiễn. Đề tài đã tiến hành kiểm nghiệm trong thực tiễn tuyển chọn cho đối tượng nghiên cứu cho thấy: hiệu quả tuyển chọn, hệ số tuyển chọn rất cao (St = 90-92.3%; S0 = 71.42-78,5%; P = 71.42-78,5%). Đồng thời khi so sánh với các phương pháp tuyển chọn, các tiêu chí và tiêu chuẩn tuyển chọn của các tác giả khác thì đề tài đã thể hiện rõ tính khoa học hơn.

2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo VĐV một số môn thể thao trọng điểm (Võ cổ truyền, điền kinh, bóng rổ)
- Tối ưu hóa những thành phần cơ bản của hệ thống huấn luyện thể thao
- Vai trò của công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV
- Lựa chọn và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyển chọn và đào tạo VĐV võ cổ truyền, điền kinh, bóng rổ tỉnh Cao Bằng như: Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất; nhóm giải pháp về nguồn lực; giải pháp công tác tuyển chọn; giải pháp xã hội hóa; giải pháp quản lý nhà nước về cơ chế chính sách; giải pháp mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế./.
Tin khác
1 2 3 














image advertisement