Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Ứng dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng và phát triển giống cam Trưng Vương, quýt Hà Trì vùng Hòa An, Cao Bằng
Lượt xem: 1241
Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Vĩnh Viễn
Cơ quan chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật
Thời gian thực hiện: 2010 – 2013

I. Đặt vấn đề
Cam Trưng Vương, quýt Hà Trì là cây ăn quả đặc sản của Cao Bằng, nhưng những năm gần đây diện tích trồng đã dần bị thu hẹp, nguồn gen cây bản địa có nguy cơ bị thoái hóa, do người dân chủ yếu trồng bằng hạt và triết cành, hơn nữa trong quá trình chăm sóc chưa áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt không chú trọng đến việc cắt tỉa, tạo tán, cây phát triển rậm rạp, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, gây hại nặng, như: bệnh chảy gôm, sâu đục gốc, nhất là bệnh vàng lá (greening), hiện nay chưa có thuốc đặc trị loại bệnh này.
II. Mục tiêu
- Phục tráng giống cam Trưng Vương, quýt Hà Trì tại Hòa An, Cao Bằng
- Xây dựng mô hình 4 ha trồng mới , thâm canh cao và quản lý tổng hợp sâu bệnh hại tại 2 xã Trưng Vương và Hà Trì
- Chuyển giao quy trình sản xuất cây giống sạch bệnh, trồng mới, thâm canh và quản lý tổng hợp sâu bệnh hại trên cây có múi cho scasn bộ kỹ thuật và nông dân vùng triển khai đề tài.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Phục tráng, bảo tồn và phát triển nguồn gen cam Trưng Vương, quýt Hà Trì:
Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành điều tra hiện trạng trồng và chăm sóc cây cam, quýt; phân tích hiện trạng đất trồng; điều tra thành phần sâu bệnh hại chính trên 2 loại cây này. Qua khảo sát, đề tài đã chọn được 02 cây ưu tú làm vật liệu đầu dòng gồm: 01 cây cam Trưng Vương mang ký hiệu VII của gia đình ông Hà Văn Bình, 01 cây quýt Hà Trì mang ký hiệu XXI của gia đình ông Nông Văn Chính và tiến hành vi ghép đỉnh sinh trưởng, tạo 04 cây mẹ và 20 cây cam Trưng Vương, quýt Hà Trì cung cấp mắt ghép S1 sạch bệnh, mang đầy đủ các đặc tính nông học của cây vật liệu ban đầu. Các cây này đã được bàn giao cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Cao Bằng (Sở KH&CN) lưu giữ và bảo quản.
2. Xây dựng mô hình trồng mới cam quýt sạch bệnh xen ổi:
Qua khảo sát tại địa phương, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 20 hộ tham gia thực hiện mô hình, với diện tích 4 ha, trong đó có 2 ha trồng cam và 2 ha trồng quýt. Giống cây được trồng là giống sạch bệnh, được trồng xen ổi và trồng ổi xung quanh vườn để xua đuổi rầy. Qua theo dõi cho thấy: Năm thứ nhất sau khi trồng, cây sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, sang năm thứ 2 một số cây đã cho quả, quả không bị thối, rụng như trước đây, chất lượng quả vẫn giữ được hương vị đặc trưng của giống cam, quýt bản địa.
Năm 2013, cam Trưng Vương cho thu nhập 741.600 đồng, quýt Hà Trì cho thu nhập 1.722.000 đồng; ngoài ra ổi cho thu nhập từ 24.475.000 – 28.875.000 đồng, tương ứng đạt 200.000-250.000 đồng/01 cây, giúp người dân tăng thêm thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.
3. Tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Đã chuyển giao các quy trình sản xuất cây giống sạch bệnh cho 3 cán bộ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN, gồm: Quy trình công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng, quy trình chuẩn đoán và giám định bệnh greening và tristeza bằng PCR và ELIZA, quy trình sản xuất giống sạch bệnh bằng hỗn hợp bầu không đất, quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ và quy trình thâm canh cam quýt sạch bệnh.
Tổ chức 4 lớp tập huấn cho 240 lượt người dân về kỹ thuật trồng mới, thâm canh và quản lý tổng hợp sâu bệnh hại trên vườn cây có múi.
Tin khác
1 2 3 














image advertisement