Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chiến thắng Đông Khê, mở đầu cho chiến dịch Biên giới toàn thắng
Lượt xem: 1021
Tháng 7/1950 theo Quyết định của Trung ương Đảng, Bộ chỉ huy và Đảng ủy mặt trận Biên giới được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ủy viên thường vụ TW Đảng trực tiếp làm chỉ huy kiếm bí thư, đ/c Trần Đăng Ninh, Ủy viên TW Đảng phụ trách hậu cần chiến dịch. Đại bản doanh của Sở chỉ huy chiến dịch đặt tại làng Tả Phầy Tốu (Quảng Hòa).




Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê. Ảnh: Tư liệu

Ngày 12/8/1950, TW đảng chỉ thị cấp ủy Đảng và nói rõ tầm quan trọng của chiến dịch biên giới, đồng thời nhắc nhở các địa phương phối hợp kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch khi chúng tiếp viện cho Đông Khê. Trong bức thư gải các chiến sỹ ở biên giới, Hồ Chủ Tịch đã nhắc nhở “Trong cuộc chiến đầu này ta chỉ được đánh thắng, không cho đánh bại”. Lúc này Cao Bằng đã trở thành chiến trường chính của chiến dịch. Đảng bộ tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung đã chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch ngay từ những ngày đầu năm 1950, với khẩu hiệu tất cả cho chiến dịch toàn thắng.

Tại Cao Bằng đã chuẩn bị được 78.824 người đi dân công với 1.340.780 ngày công và 2.346 tấn gạo, trên 120 tấn thực phẩm phục vụ cho chiến dịch. Tại cuộc họp của Bộ chỉ huy chiến dịch với thường vụ Trung ương và Bác Hồ, Người chỉ rõ ta phải đánh vào Đông Khê, vì nơi đây địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí vô cùng quan trọng nằm trên tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn. Đông Khê thất thủ địch sẽ phải ứng cứu, ta có điều kiện tiêu diệt chúng trong lúc vận động, sau đó đánh tiếp Thất Khê và Thị xã Cao Bằng.

Cuối tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên Cao Bằng để cùng Bộ chỉ huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Đếm 16/9/1950, quân ta nổ súng đánh đồn Đông Khê, cũng là lúc Bác Hồ ra sở chỉ huy tiền phương, trực tiếp quan sát đồn Đông Khê, điều đó đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng cán bộ chiến sỹ, đặc biệt là với nhân dân các dân tộc Cao Bằng, khắp mặt trận nô nức thi đua lập chiến công. Lúc 10 giờ sáng ngày 18/9/1950 ta hoàn toàn thắng lợi, làm chủ mặt trận Đông Khê.

Tại mặt trận Thị xã Cao Bằng, ngày 16/9/1950 ta dùng đại liên bắn xối xả vào sân bay Nà Cạn, phá hỏng 1 máy bay Đakôta của địch. Đảng bộ và nhân dân Cao Bằng cùng với cán bộ chiến sỹ ở ngoài mặt trận thực hiện quyết tâm của Bộ chỉ huy là tập trung lực lượng tiêu diệt 2 binh đoàn Lơ Pagiơ và Sáctông, giải phóng hoàn toàn biên giới. Ngày 1/10/1950, quân ta chặn đánh quân Lơ Pagiơ tại cửa ngõ phía nam Đông Khê, ngày 7/10/1950, toàn bộ binh đoàn Lơ Pagiơ bị quân ta bắt gọn. Ngày 3/10/1950, Sáctông đã đem 2.000 quân cùng tên tỉnh trưởng Nông Ngọc Tu rút khỏi Thị xã theo đường số 4. Ngày 7/10/1950 ta tiêu diệt binh đoàn Sáctông ở Cốc Xả, 20 sĩ quan trong Bộ tham mưu và tên tỉnh trưởng đã phải giơ tay xin hàng. Còn trên 1 ngàn quân từ Thất Khê lên cứu viện cũng bị ta đánh ở Bông Lau, Lũng Phầy. Chiến dịch biên giới toàn thắng, đây là thắng lợi chung của cả nước, là thắng lợi của toàn Đông Dương. Kết thúc chiến dịch ta đã tiêu diệt và bắt sống 8.300 tên địch, tiêu diệt 10 tiểu đoàn, giải phòng 350.000 dân và 4.500km2 đất.

Thắng lợi cảu chiến dịch biên giới có ý nghĩa chiến lược quan trọng, là bước ngoặt đưa cuộc kháng chiến của ta từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy. Chiến dịch biên giới kết thúc, Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng. Đây là mốc son để Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Cao Bằng đi vào xây dựng đời sống mới, phát triển về mọi mặt và ổn định đời sống nhân dân.

Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã không ngừng khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng thế mạnh, tranh thủ mọi nguồn lực, tập trung phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo,… Phát huy truyền thống 62 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Cao Bằng quyết tâm lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra, đưa Cao Bằng phát triển một cách bền vững, xứng đáng là quê hương thứ hai của Bác Hồ.

Trích Địa chí tỉnh Cao Bằng














image advertisement