Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Điều tra dịch tễ, phân lập, định type vi khuẩn Pasteurella gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở Cao Bằng, thử nghiệm, phôi shợp vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng
Lượt xem: 1588

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Huệ

Đơn vị thực hiện: Chi cục Thú y Cao Bằng

Thời gian thực hiện: 2005-2006

I. Đặt vấn đề

Bệnh tụ huyết trùng (THT) trâu bò xuất hiện và gây nhiều thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi tỉnh Cao Bằng. Bệnh THT trâu bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên. Khi mắc bệnh trâu bò thường chết đột ngột gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh cạnh đó tỷ lệ tiêm phòng cho trâu bò trên địa bàn tỉnh đạt thấp, chỉ từ 35-40% so với tổng đàn, ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin… Thực tếi chưa có nghiêm cứu nào về dịch tễ bệnh THT trâu bò, về đánh giá hiệu quả của vắc xin, cũng như chưa có nghiên cứu nào xác định type của vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng ở Cao Bằng. Vì vậy đề tài được triển khai thực hiện, từ đó có cơ sở phòng trừ bệnh thích hợp cho người dân.

II. Mục tiêu

- Lập bản đồ dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu bò tỉnh Cao Bằng.

- Căn cứ kết quả phân lập định type chủng vi khuẩn Pasteurella, cho phép khẳng định căn bệnh tụ huyết trùng trâu bò trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Đánh giá hiệu quả của vắc xin và hiệu quả phối hợp vắn xin tụ huyết trùng và lở mồm long móng trong công tác tiêm phòng.

III. Kết quả nghiên cứu

1. Kết quả điều tra và xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Theo kết quả điều tra, trong 120 trâu bò mắc bệnh thấy có 21 con mắc bệnh ở thể qúa cấp tính (17,5%) chết trong 24 giờ; 99 con có thời gian diễn biến bệnh 2-5 ngày, với triệu chứng điển hình như sốt cao, khó thở, sưng hầu, các hạch lâm ba sưng to nhất là hạch lâm ba dưới hầu làm cho lưỡi thè ra, bụng chướng to, ỉa lỏng phân lẫn máu; mổ khám thấy xuất huyết dưới da, phủ tạng, tim sưng to, phổi viêm tích nước, ruột thấm nước. Đây chính là các triệu chứng, bệnh tích đặc chưng của bệnh THT trâu bò.

Trâu bò ở Cao Bằng mắc bệnh THT ở thể nhiễm trùng máu xuất huyết, bệnh thường diễn biến ở dạng quá cấp và cấp tính do vi khuẩn có độc lực cao gây ra.

Kết quả tổng hợp, phân tích, giá đánh cho thấy: bệnh THT trâu bò xẩy ra liên tục qua các năm và có mặt trên 13 huyện, thị. Tỷ lệ mắc bệnh từ 0,42% đến 0,59%. Tỷ lệ chết từ 0,12-0,14%. Tỷ lệ tử vong do bệnh THT từ 22,8% đến 29%. Bệnh THT xẩy ra mạnh nhất gây chết nhiều trâu bò vào khoảng tháng 6 và tháng 12 hằng năm. Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong của trâu bò khác nhau là do điều kiện tự nhiên, công tác phòng chống bệnh, phương thức chăn nuôi, quản lý, nuôi dưỡng khác nhau.

Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đã lập bản đồ dịch tễ bệnh THT trâu bò ở Cao Bằng. Đây là căn cứ để trạm thú y các huyện thị xây dựng kế hoạch phòng bệnh THT cho trâu bò hàng năm. Để phòng bệnh THT trâu bò ngoài các biện pháp như vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng…, cần tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh THT cho trâu bò trước mùa phát dịch, tức là vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm.

2. Kết quả phân lập, định type xác định chủng vi khuẩn gây bệnh THT trâu bò ở Cao Bằng.

Trong số 30 mẫu bệnh được lấy từ trâu bò chết đi xét nghiệm tại Viện thú y Quốc gia, kết quả xác định được 2 chủng vi khuẩn P.multocida. Sau khi phân lập và tiến hành các thí nghiệm cần thiết đã xác định được đặc điểm, hình thái, tính chất nuôi cấy, tính chất bắt mầu phù hợp với đặc tính chung của P.multocida theo quy định.

Bằng kỹ thuật PCR đã xác định chính xác vi khuẩn P.multocida phân lập được ở trâu bò Cao Bằng có hình ảnh đặc chưng của type B. gây bại huyết xuất huyết.

3. Đánh giá hiệu quả vắc xin THT trâu bò

Tiến hành lấy mẫu huyết thanh của 12 trâu bò tại 3 huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm đã được tiêm phòng đơn lẻ vắc xin THT TB P52 và tiêm phối hợp 2 loại LMLM và P52 sau tiêm 21 ngày và 4 tháng. Kết quả cho thấy: Hiệu suất kháng thể sau 4 tháng cao hơn nhiều so với 21 ngày.

Tiến hành tiêm phối hợp 500 liều vắc xin THT TB và 500 liều vắn xin LMLM cho trâu bò cùng thời gian nhưng khác vị trí tiêm trên cơ thể. Sau đó lấy 4 mẫu huyết thanh tiêm kết hợp, kết quả cho thấy hàm lượng kháng thể trong các mẫu huyết thanh này không khác so với các mẫu huyết thanh được lấy từ trâu bò được tiêm vắc xin P52 đơn lẻ.

Qua điều tra thực tế tại một số huyện Quảng Uyên, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm cho thấy trâu bò được tiêm phối hợp 2 loại vắc xin đều không mắc bệnh LMLM. Do đó có thể áp dụng đại trà tiêm phối hợp cho đàn trâu bò. Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả bước đầu, để đánh giá chính xác mức độ bảo hộ của vắc xin, cần tiến hành xét nghiệm thêm hiệu quả kháng thể của vắc xin LMLM khi tiêm phối hợp với số lượng nhiều mẫu huyết thanh, được lấy ở các thời điểm khác nhau sau tiêm phòng, với số lượng trâu bò nhiều hơn ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement