Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng và chế biến cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Nguyên Bình
Lượt xem: 1451

Chủ nhiệm dự án: Hoàng Thái

Đơn vị thực hiện: Công ty cổ phần giống cây trồng Cao Bằng

Thời gian thực hiện: Năm 2006-2008

I. Đặt vấn đề

Cao Bằng nói chung và các xã thuộc vùng Phia Đén – Nguyên Bình nói riêng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rừng, nhiều loại cây dược liệu quý như hoàng tinh, ngưu tất, tam thất, kim tuyến... mọc tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình khai thác người dân chưa có ý thức trong việc gây trồng, phát triển một số cây thuốc quí hiếm. Bên cạnh đó, cũng chưa có đơn vị nào trên địa bàn tỉnh được giao hoặc chủ động trong việc trồng thử và chế biến các cây thuốc quý. Việc nghiên cứu các thành phần hoạt chất, kỹ thuật nhân giống và công nghệ chế biến các loại thuốc đặc hữu cũng chưa đầy đủ, nhất là chưa có mô hình trồng cây thuốc nào để tạo ra sản phẩm có giá trị làm cho người dân.

Vì vậy việc nghiên cứu phát triển dược liệu một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu dược liệu trong nước và có thể tham gia xuất khẩu tăng thu nhập cho người dân trên đơn vị canh tác đất rừng là rất cần thiết và quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó, Công ty cổ phần giống cây trồng Cao Bằng đã triển khai thực hiện dự án “xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng và chế biến cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”.

II. Mục tiêu

Tận dụng quỹ đất kém hiệu quả, đưa các đối tượng cây dược liệu phù hợp vào trồng thử nghiệm tại xã Thành Công và Phan Thanh huyện Nguyên Bình.

III. Kết quả thực hiện

1. Kết quả xây dựng mô hình trồng và chế biến cây dược liệu

Dựa theo thời vụ, yêu cầu về thổ nhưỡng, thủy lợi của các cây trồng, nhóm thực hiện dự án đã triển khai trồng 5 loại cây dược liệu tại 2 xã Thành Công và Phan Thanh của huyện Nguyên Bình, gồm: Đương Quy, Bạch thuật, Diệp hạ châu, Ba kích và Thảo quả.

Trên cơ sở khảo nghiệm những công thức cây trồng mới, những công thức phù hợp với điều kiện và khả năng canh tác của bà con nông dân nhằm tạo ra lợi nhuận cao giúp người nông dân tự mở rộng sản xuất sau dự án. Kết quả, đã xây dựng thành công mô hình sản xuất dược liệu hàng hóa. Sử dụng công thức cây trồng mới đưa doanh thu trên 1 đơn vị diện tích đất trồng 01 vụ ngô tăng từ 18 triệu/ha lên 91,8 triệu/ha nếu trồng Đương quy và 75,1 triệu/ha nếu trồng Bạch thuật.

2. Kết quả trồng xen cây dược liệu lâu năm dưới tán rừng

Công thức xen canh cây dài ngày dưới tán rừng, vừa bảo vệ được rừng đầu nguồn vừa tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Sau 5 năm, thu 10 triệu/ha đối với cây thảo quả và thu 1 lần 378 triệu đối với cây Ba kích.

Nhìn chung 2 cây Thảo quả và Ba kích đều phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.

3. Kết quả đào tạo, tập huấn

Dự án đã mở 02 lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chế biến sau thu hoạch các loại cây thuốc của dự án với nội dung chính là hướng dẫn quy trình kỹ thuật cụ thể của từng loại cây để bà con nắm được quy trình, kỹ thuật trồng các cây thuốc theo hướng sản xuất thuốc an toàn, không sử dụng thuốc trừ sâu.

4. Hiệu quả kinh tế, xã hội

Sau 2 năm thực hiện, dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực cho bà con. Thông qua dự án đã hình thành tại huyện Nguyên Bình một nghề mới trong bà con nông dân, đó là nghề trồng dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa có định hướng, có kế hoạch tạo ra sản phẩm có phẩm chất cao đủ điều kiện đưa ra thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Kết quả của dự án có thể lựa chọn và đưa vào cơ cấu cây trồng ổn định tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng cao Nguyên Bình.

Tin khác
1 2 3 4 5 














image advertisement