Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Thể lệ
Lượt xem: 1415
Thể lệ Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh lần thứ III (2010-2011)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỂ LỆ

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH CAO BẰNG LẦN THỨ III (2010-2011)

Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-BTC ngày 23/3/2010 của Trưởng Ban tổ chức Hội thi về Ban hành Thể lệ Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh lần thứ ba (2010-2011) bao gồm những điều khoản sau:

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa

Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh lần thứ ba năm 2010-2011 (sau đây gọi tắt là Hội thi) được tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển KT-XH, thực hiện CNH, HĐH đất nước và địa phương.

Điều 2. Cơ cấu Ban Tổ chức

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng, chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân tỉnh và một số sở ban ngành liên quan phối hợp tổ chức Hội thi.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng là cơ quan Thường trực.

Điều 3. Lĩnh vực thi

Tất cả các giải pháp sáng tạo kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng đều có quyền tham gia Hội thi. Các giải pháp dự thi đăng ký theo 04 nhõm lĩnh vực sau đây:

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, vật liệu, hoá chất và năng lượng.

- Nông lâm ngư nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản và tài nguyên môi trường.

- Công nghệ thông tin, Điện tử và Viễn thông.

- Y dược, văn hoá, giáo dục – đào tạo.

Điều 4. Đối tượng dự thi

4.1- Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đang làm việc và sinh sống tại Cao BẰng, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân tộc, nghề nghiệp có các giải pháp kỹ thuật được tạo ra và áp dụng có hiệu quả ở Cao Bằng từ năm 2005 trở lại đây, tính đến ngày nộp đơn đăng ký đều có quyền tham gia Hội thi, những người trực tiếp tham gia sáng tạo ra các giải pháp kỹ thuật được đứng tên dự thi đăng ký là tác giả hoặc nhóm đồng tác giả của giải pháp kỹ thuật dự thi.

4.2- Các giải pháp đã đạt giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam hoặc giải thưởng Pác Bó (tỉnh Cao BẰng) và các giải pháp đã đạt giải trong Hội thi lần thứ I + II không thuộc đối tượng được xét, chấm điểm và trao giải của Hội thi.

Điều 5. Tiêu chuẩn đánh giá giải pháp dự thi.

5.1. Tính mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam nói chung và ở Cao Bằng nói riêng. Giải pháp dự thi không trùng với giải pháp đã được công bố trong bất kỳ nguồn thông tin nào có ở Việt Nam hoặc áp dụng ở Việt Nam trước ngày nộp hồ sơ.

5.2. Khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện của tỉnh Cao Bằng: Giải pháp dự thi đã được áp dụng ít nhất 1 năm trở lên và được chứng minh khả năng áp dụng có hiệu quả KT-XH.

5.3. Hiệu quả KT-XH: Giải pháp mang lại lợi ích KT-XH cao hơn so với giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam nói chung và Cao Bằng nói riêng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội.

Điều 6. Hồ sơ dự thi

Đánh máy trên khổ giấy A4.

Hồ sơ dự thi gồm 02 bộ, bao gồm phiếu đăng ký dự thi, bản mô tả giải pháp dự thi và toàn văn giải pháp dự thi thuộc các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật ghi tại điều 3 của Thể lệ này.

6.1. Phiếu đăng ký dự thi (ghi theo mẫu) gồm các nội dung sau:

- Họ và tên người dự thi hoặc tên tổ chức dự thi.

- Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi cư trú, điện thoại liên hệ (nếu có).

- Nghề nghiệp của tác giả hoặc nhóm tác giả (ghi riêng từng cá nhân).

- Tên giải pháp dự thi.

- Lĩnh vực dự thi.

- Thời điểm tạo ra giải pháp (ghi ngày, tháng, năm)

- Văn bản thoả thuận của các đồng tác giả về phần trăm đóng góp và uỷ quyền cho 01 (một) người đứng ra làm đại diện dự thi nếu giải pháp do nhóm tác giả tạo ra.

- Cam đoan của người dự thi về những điều ghi trong hồ sơ dự thi là đúng sự thật.

- Xác nhận của tổ chức cho phép dự thi nếu tác giả dự thi với tư cách cá nhân hoặc tập thể nêu tại điều 4, hoặc xác nhận của địa phương nơi tác giả cư trú.

6.2. Bản mô tả giải pháp dự thi.

- Tên giải pháp dự thi (ghi như tên đăng ký trong phiếu đăng ký dự thi).

- Mô tả giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có), mô tả ngắn gọn các giải pháp kỹ thuật đã biết trước ngày tạo ra giải pháp dự thi, đặc biệt cần nêu rõ những nhược điểm cần khắc phục của các giải pháp đó.

- Mô tả giải pháp dự thi, thuyết minh tính mới của giải pháp dự thi, mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng toàn bộ nội dung của giải pháp dự thi. Đặc biệt cần nêu rõ đã khắc phục những nhược điểm nào, sáng kiến cải tiến những chỉ tiêu nào của giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có) hoặc những sáng tạo hoàn toàn mới.

- Khă năng áp dụng được chứng minh thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng mua bán sản phẩm.

- Lợi ích KT-XH của giải pháp dự thi được đánh giá bằng cách so sánh với nưhngx giải pháp tương tự đã biết. Cần nwu rõ những chỉ tiêu kinh tế mà giải pháp dự thi mang lại cao hơn giải pháp đã biết hoặc nêu rõ những khiếm khuyết được khắc phục của những giải pháp đã biết mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, trật tự án ninh, xã hội.

6.3. Toàn văn giải pháp dự thi: Cần nêu cụ thể quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đến khi hoàn thành giải pháp đánh giá được hiệu quả KT-XH. Các tác giả gửi kèm theo mô hình sản phẩm chế thử, sơ đồ công nghệ, ảnh chụp từ các góc khác nhau và các tài liệu có liên quan khác (nếu thầy cần thiết). Các tài liệu cần được trình bày rõ ràng, không tẩy xoá. Có xác nhận của tổ chức cho phép dự thi hoặc của địa phương nơi tác giả cư trú.

Điều 7. Nộp, nhận hồ sơ dự thi

7.1. Hồ sơ dự thi gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện về Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cao Bằng theo địa chỉ:

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng

070B Vườn Cam, phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Điện thoại: 026.952680 Fax: 0266 250045

7.2. Thời hạn nhận các giải pháp và trao giải thưởng Hội thi:

- Thời hạn nhận hồ sơ dự thi bắt đầu từ ngày 26 tháng 3 năm 2010 đến hết ngày 26 tháng 3 năm 2011, xét duyệt từ ngày 01 tháng 4 năm 2011.

- Lễ trao giải thưởng dự kiến voà dịp Quốc khánh 02/9/2011.

7.3. Hồ sơ được tiếp nhận và lưu trữ như tài liệu mật cho tới ngày công bố kết quả Hội thi.

7.4. Hồ sơ dự thi sẽ không trả lại. Riêng sản phẩm hoặc mô hình được trả lại sau khi Hội thi kết thúc nếu người dự thi yêu cầu.

Điều 8. Đánh giá giải pháp dự thi

Hội đồng giám khảo chuyên ngành do Ban tổ chức Hội thi thành lập. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm từng tiêu chuẩn theo thang điểm do Ban tổ chức Hội thi qui định.

Điều 9. Giải thưởng

9.1. Cơ cấu giải thưởng: Mỗi lĩnh vực dự thi có tối đa 01 giải đặc biệt, 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và các giải khuyến khích.

9.2. Mức thưởng.

- Giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 15.000.000,đ.

- Giải nhất, mỗi giải trị giá 12.000.000,đ.

- Giải nhì, mỗi giải trị giá 8.000.000,đ.

- Giải ba, mỗi giải trị giá 5.000.000,đ.

- Giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 2.000.000,đ.

Các tác giả đạt giả được cấp giấy chứng nhận. Các tác giả đạt giải đặc biệt, nhất, nhì, ba được tặng cúp và Bằng khen của UBND tỉnh. Ngoài ra, Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Nông dân tỉnh còn có các phần thưởng tặng cho các tác giả là hội viên, đoàn viên có những giải pháp đạt kết quả cao.

Đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, vận động phổ biến và tổ chức Hội thi; đơn vị và cá nhân tích cực tham dự và có nhiều giải pháp dự thi đem lại kết quả cao sẽ được Ban tổ chức Hội thi đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Điều 10. Ban tổ chức, Ban thư ký, Hội đồng giám khảo chuyên ngành.

10.1. Ban tổ chức Hội thi bao gồm các thành viên (theo quyết định 327/QĐ-UBND ngày 15/3/2010 của UBND tỉnh Cao Bằng). Trưởng Ban tổ chức Hội thi là Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh thay mặt Ban tổ chức Hội thi ký quyết định thành lập Ban thư ký, Hội đồng giám khảo chuyên ngành (các Ban chấm thi) ban hành Thể lệ Hội thi, qui định đánh giá các gaỉi pháp dự thi.

10.2. Ban thư ký Hội thi do Ban tổ chức Hội thi thành lập để giúp Ban tổ chức Hội thi triển khai các hoạt động của Hội thi trên phạm vi toàn tỉnh.

10.3. Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực dự thi do Ban tổ chức Hội thi thành lập để giúp Ban tổ chức Hội thi trong việc xem xét, đánh giá các giải pháp dự thi.

Điều 11. Kinh phí tổ chức Hội thi

11.1. Kinh phí dành cho Hội thi được lấy từ các nguồn sau:

- Kinh phí hỗ trợ sáng tạo từ nguồn ngân sách NHà nước được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh.

- Quỹ phát triển khoa học công nghệ của tỉnh.

- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

11.2. Kinh phí dành cho Hội thi được chi cho các nội dung sau:

- Chi thưởng cho các giải pháp đạt giải thưởng, các tổ chức, cá nhân có thành tích suất xắc trong tuyên truyền, vận động, tổ chức tham gia Hội thi.

- Chi tổ chức triển khai các hoạt động Hội thi.

Điều 12. Vấn đề liên quan đến bảo hộ sở hữu công nghiệp

Việc tham gia Hội thi không thay thế cho việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Khi phát hiện thấy giải pháp cần được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…), Ban tổ chức sẽ thông báo cho người dự thu lập hồ sơ yêu cầu được bảo hộ. Các giải pháp dự thi muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải tiến hành đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ trước ngày công bố trao giải thưởng của Ban tổ chức Hội thi.

Điều 13. Tổ chức thực hiện.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ban,ngành, đoàn thể có văn bản chỉ đạo gửi theo ngành dọc của mình để tổ chức triển khai tham dự Hội thi. Để Hội thi được phổ biến sâu rộng và có nhiều giải pháp tham dự Hội thi.

Điều 14. Điều khoản thi hành.

Thể lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì chưa hợp lý, Thường trực Hội thi, Ban thư ký Hội thi tổng hợp và trình Ban tổ chức Hội thi xem xét, gaỉi quyết.

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC HỘI THI

(Đã ký)

TS. Nông Hồng Thái

Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh














image advertisement