Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xây dựng mô hình xưởng chế biến chè đắng “khổ đinh trà”, loại chè đặc sản tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 1543

Chủ nhiệm đề tài: Nông Đình Hai

Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cao Bằng

Thời gian thực hiện: 2002

I. Đặt vấn đề

Cao Bằng là một tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH của Đảng và Nhà nước, Cao Bằng đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, trong đó chú trọng phát triển các loại cây, con bản địa có giá trị kinh tế cao. Chè đắng là một loại cây rừng, lá của nó được dùng để uống như chè, có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm béo, giải rượu, giảm tỷ lệ tăng mỡ trong máu, giải nhiệt… Giá trị kinh tế của cây chè đắng rất cao. Chè đắng đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nghiên cứu phát triển thành công. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ KHCN& Môi trường đã ra quyết định phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình xưởng chế biến chè đắng “khổ đinh trà”, loại chè đặc sản tỉnh Cao Bằng” thuộc Chương trình ứng dụng KHKT phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi giai đoạn 1998-2002, do Viện cơ điện nông nghiệp chuyển giao công nghệ, cho Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cao Bằng chủ trì thực hiện.

II. Mục tiêu

- Xây dựng mô hình xưởng chế biến chè đắng “khổ đinh trà”, loại chè đặc sản tỉnh Cao Bằng làm mô hình trình diễn về ứng dụng tiến bộ KHCN trong lĩnh vực sản xuất và chế biến và hình thành một cơ sở công nghiệp chế biến sản phẩm đặc hữu, mở ra hướng đi trong công cuộc CNH, HĐH nông thôn, từ việc phát triển loại cây bản địa có tiềm năng thế mạnh của địa phương.

- Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề địa phương, nắm vững quy trình kỹ thuật công nhệ sản xuất và chế biến sau thu hoạch, một sản phẩm đặc hữu làm mô hình phát triển và nhân rộng ra toàn tỉnh.

- Xây dựng được báo cáo khoa học trong công tác xây dựng mô hình áp dụng KHKT trong nghiên cứu sản xuất, chế biến và tiêu thụ, đưa sản phẩm nghiên cứu triển khai thực sự thành hàng hóa tham gia lưu thông trên thị trường, từ đó đề xuất một số cơ chế chính sách trong việc áp dụng tiến bộ KHKT trong nghiên cứu triển khai vào sản xuất ở miền núi tỉnh Cao Bằng và cả nước.

III. Kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình hình sản xuất chè đắng ở Việt Nam và trên thế giới, sau 2 năm thực hiện, nhóm thực hiện dự án đã triển khai việc xây dựng mô hình xưởng chế biến chè đắng “khổ đinh trà”, loại chè đặc sản tỉnh Cao Bằng với các kết quả cụ thể như sau:

1. Kết quả nghiên cứu, điều tra lựa chọn địa điểm xây dựng xưởng chế biến chè đắng:

- Qua điều tra, khảo sát một số xã tại các huyện trong tỉnh về khả năng cung cấp nguyên liệu, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhóm đề tài đã xác định Thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An là địa điểm xây dựng xưởng chế biến chè đắng vì đây vừa là trung tâm đầu mối của các huyện có cây chè đắng, vừa là địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có cửa khẩu Đức Long giao thương với nước Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại.

2. Xây dựng mô hình xưởng chế biến chè đắng Thạch An:

Đây là nội dung quan trọng nhất của dự án.

- Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cao Bằng đã thành lập Ban chỉ đạo dự án của địa phương để thống nhất phương án tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện. Đồng thời, Sở đã phối hợp với UBND huyện Thạch An trong việc tổ chức xây dựng xưởng chế biến chè đắng. Kết quả, đã xây dựng được 01 xưởng chế biến với diện tích gần 5000m2, gồm các phân xưởng sơ chế, phòng máy đóng gói, kho, phòng làm việc và công trình phụ trợ khác.

- Dự án đã biên soạn Giáo trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị máy móc dây chuyền chế biến chè đắng và tổ chức 02 lớp đào tạo, tập huấn lý thuyết và thực hành trên mày cho 16 cán bộ, công nhân lao động.

- Trên cơ sở xác định tính chất cơ lý của lá chè đắng và qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều thiết bị, chất liệu khác nhau, dự án đã lựa chọn được quy trình công nghệ phù hợp để sản xuất chè đắng như sau:

Lá chè nguyên liệu Phân loại sơ bộ Rửa sạch Lau khô nước bề mặt

Cắt nhỏ sơ bộ Làm khô Cắt nhỏ trung gian Đóng túi Chè gói

Cắt tinh

Sàng phân loại Đóng túi lọc Chè túi đóng hộp

- Trên cơ sở quy trình công nghệ đã lựa chọn, dự án đã tiến hành thử nghiệm trên một số máy móc, thiết bị khác nhau. Kết quả đã lựa chọn được 01 bộ dây chuyền, thiết bị phục vụ xưởng chế biến chè đắng do Viện cơ điện nông nghiệp thiết kế và chế tạo, gồm: máy rửa, máy ly tâm nước, máy cắt sơ bộ, máy cắt trung gian, máy cắt tinh, sàng phân loại, máy đóng túi chè (mỗi loại 01 máy); máy sấy, lò sinh nhiệt, máy đo độ ẩm chè (mỗi loại 02 máy); máy dán ni lông (mỗi loại 04 máy).

- Để nhanh chóng có sản phẩm thăm dò thị trường, Ban quản lý dự án đã triển khai việc thiết kế và in mẫu tem, mẫu bao bì cho sản phẩm. Mẫu mã sản phẩm đã được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cao Bằng công bố cho lưu hành trên thị trường với thương hiệu Chè đắng.

- Sản phẩm chè đắng đã được Sở Y tế Cao Bằng cấp chứng nhận đảm bảo chất lượng VSATTP. Ban quản lý Dự án đã tiến hành công bố chất lượng sản phẩm, đăng ký thành công mã số, mã vạch và đăng ký quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm.

3. Hiệu quả về kinh tế- xã hội của Dự án:

- Trong 8 tháng đi vào hoạt động, xưởng chế biến chè đắng đã tổ chức thu mua được gần 20 tấn nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ được 50.000 hộp chè túi lọc, đạt doanh thu gần 200 triệu đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 20 lao động.

- Dự án đã xây dựng thành công mô hình xưởng chế biến chè đắng và hình thành một cơ sở công nghiệp chế biến sản phẩm đặc hữu đầu tiên tại huyện miền núi Thạch An. Đây là Dự án có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiến sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng của người dân và chính quyền địa phương, mở ra hướng đi trong công cuộc CNH, HĐH nông thôn tỉnh Cao Bằng từ việc phát triển loại cây bản địa có tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 














image advertisement