Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xây dựng Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ, thu nhập trên 30 triệu/ha/năm tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 1421

Chủ nhiệm đề tài: Nông Thị Niệm

Đơn vị thực hiện: Hội Nông dân huyện Trùng Khánh

Thời gian thực hiện: 2004

I. Đặt vấn đề

Trùng Khánh là huyện có cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian gần đây, người dân đã mạnh dạn áp dụng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới, đem lại thu nhập bình quân đạt trên 12 triệu đồng/ha/năm, song hệ số sử dụng đất chưa được khai thác triệt để, đất bỏ hoang hóa qua vụ đông còn nhiều. Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế huyện, chuyển đổi cơ kinh tế nông nghiệp bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng đất, Hội Nông dân huyện Trùng Khánh đã chủ trì triển khai thực hiện đề tài “Xây dựng Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ, thu nhập trên 30 triệu/ha/năm tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng”.

II. Mục tiêu

- Nghiên cứu, đánh giá môi trường sinh thái, các đặc điểm tự nhiên và xã hội, các đặc điểm canh tác tại các địa phương của huyện. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ, thu nhập trên 30 triệu/ha/năm, tạo điều cho các xã trong huyện và các thôn xóm trong xã đến tham quan học tập để những năm đẩy mạnh chuyển đổi cơ kinh tế nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế của huyện Trùng Khánh theo Nghị quyết của huyện đề ra.

III. Kết quả nghiên cứu

1. Kết quả điều tra, khảo sát:

Đã tiến hành điều tra toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Trùng Khánh, trong đó tập trung vào vùng trọng điểm đảm bảo nước tưới 3 vụ/năm.

2. Xây dựng mô hình điểm:

Đã lựa chọn xây dựng mô hình điểm tại xóm Cổ Phương, xã Hồng Đức với tổng diện tích 5ha, có 49 hộ nông dân tham gia. Đây là nơi có cánh đồng bằng phẳng, điều kiện đất đai và tưới tiêu tốt, đảm bảo canh tác được 3 vụ/năm; giao thông đi lại thuận tiện, người dân tích cực ủng hộ mô hình.

3. Kết quả thực hiện mô hình điểm:

Trên cơ sở các số liệu điều tra thu thập, nhóm đề tài đã định hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện canh tác theo từng thời vụ để đạt được hiệu quả cao nhất theo công thức: Ngô - lúa - rau.

- Vụ 1: trồng ngô ruộng từ tháng 2 đến tháng 5.

Trồng ngô Bioseed 6998 trên tổng diện tích 6ha. Sau thời gian 117 ngày ngô cho thu hoạch. Năng suất trung bình đạt 45,3 tạ/ha, cho thu nhập trên 9 triệu đồng/ha.

- Vụ 2: trồng lúa từ tháng 6 đến tháng 9.

Trồng lúa tạp sơn thanh trên tổng diện tích 5ha. Sau 147 ngày gieo trồng, lúa cho thu hoạch. Năng suất trung bình đạt 57,2 tạ/ha, cho thu nhập xấp xỉ 11,5 triệu đồng/ha.

- Vụ 3: trồng rau vụ đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.

+ Trồng bắp cải KK Nhật Bản và giống F nổ Nhật Bản: Trồng trên tổng diện tích 3ha. Sau 123 ngày cho thu hoạch. Năng suất trung bình đạt 228 tạ/ha, cho thu nhập xấp xỉ 22,8 triệu đồng/ha.

+ Trồng khoai tây: Trồng trên tổng diện tích 2ha. Sau 93 ngày cho thu hoạch. Năng suất trung bình đạt 188 tạ/ha, cho thu nhập xấp xỉ 18,8 triệu đồng/ha.

4. Hiệu quả kinh tế- xã hội của mô hình:

- Tổng thu nhập 3 vụ/năm/ha đạt 41.300.000 đồng, trừ chi phí được lãi 18.567.500 đồng.

- Đã tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng chính theo thời vụ cho 49 hộ dân tham gia thực hiện đề tài. Qua đó người nông dân đã biết ứng dụng KHKT vào sản xuất một cách hợp lý, hiệu quả.

- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thu nhập đạt trên 40 triệu đồng/ hộ/năm.

IV: Kết luận:

Sau một năm triển khai thực hiện, Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế và xây dựng được 01 mô hình phù hợp với điều kiện sinh thái bền vững và thế mạnh tại địa phương, qua đó đã bước đầu thực hiện thành công việc chuyển đổi cơ kinh tế nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế của huyện Trùng Khánh. Mô hình có điều kiện nhân rộng ra nhiều nơi, ngay cả khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 














image advertisement