Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Sở hữu trí tuệ
Lượt xem: 1365

Xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp ở trong và ngoài nước: Thiết kế, đăng ký bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển giá trị nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và chỉ dẫn địa lý.

1. Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí

a) Các tổ chức được xét hỗ trợ tài chính phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có ít nhất một trong các hoạt động nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 4 của Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (Quy định này không áp dụng đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

- Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và chính sách đối với người lao động;

- Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả, đang trong quá trình giải thể;

- Có trụ sở chính đặt tại tỉnh Cao Bằng.

b) Các cá nhân được xét hỗ trợ tài chính, phải đáng ứng các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Pháp luật;

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Cao Bằng.

2. Mức hỗ trợ tài chính xác lập quyền sở hữu công nghiệp

a) Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong nước

- Đối với kiểu dáng công nghiệp: mỗi Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí xác lập quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm nhưng tối đa không quá 10 kiểu dáng công nghiệp. Mức hỗ trợ cho 01 kiểu dáng công nghiệp là 5.000.000 đồng;

- Đối với nhãn hiệu hàng hoá: mỗi Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ cho sản phẩm nhưng tối đa không quá 10 nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ. Mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ là 3.000.000 đồng;

- Đối với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu tập thể là 10.000.000 đồng;

- Đối với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu chứng nhận là 10.000.000 đồng;

- Đối với sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền áng chế mức hỗ trợ cho 01 sáng chế là 15.000.000 đồng;

- Đối với chỉ dẫn địa lý: mức hỗ trợ cho 01 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là 200.000.000 đồng.

b) Xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài

Mỗi Doanh nghiệp được hỗ trợ không quá 02 đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hoá hoặc kiểu dáng công nghiệp) ở một quốc gia nơi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hàng hoá. Mức hỗ trợ 100% lệ phí quốc gia (lệ phí đăng ký và lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo hộ) nước chỉ định đăng ký bảo hộ.

3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ

a. Đơn đề nghị hỗ trợ, trong đó xác định rõ đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ (theo mẫu);

b. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc bản sao hộ khẩu thường trú đối với cá nhân;

c. Bản mô tả nội dung đối tượng sở hữu công nghiệp đề nghị được hỗ trợ;

d. Bản sao Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đề nghị được hỗ trợ;

e. Hoá đơn nộp lệ phí đăng ký cấp văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đề nghị được hỗ trợ.

4. Thời gian đăng ký hỗ trợ
Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ tài chính nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định cho Sở Khoa học và Công nghệ, thời gian nộp trước ngày 15 tháng 5 hàng năm để xem xét đưa vào năm kế hoạch tiếp theo.














image advertisement