Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Thông tin kết quả thực hiện Dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây Thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng”
Lượt xem: 499
Dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây Thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” 

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây Thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

2. Mã số nhiệm vụ: Dự án.

3. Kinh phí dự toán:  650.000.000 (Sáu trăm năm mươi triệu đồng), Kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ.

4. Thời gian thực hiện dự án

- Thời gian phê duyệt ban đầu:          18 tháng, từ 10/7/2019 đến 10/01/2021.

- Thời gian điều chỉnh lần 1:    06 tháng, hết tháng 10/7/2021.

- Thời gian điều chỉnh lần 2:    05 tháng, hết tháng 10/12/2021.

5. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên..

6. Chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện

- Chủ nhiệm dự án:        TS. Vũ Quỳnh Nam

- Các thành viên tham gia thực hiện:

STT

Họ và tên, học hàm

học vị

Tổ chức công tác

Nội dung, công việc chính tham gia

1

TS. Vũ Quỳnh Nam

TUEBA

Chủ nhiệm dự án

2

TS. Nguyễn Thị Nga

TUEBA

Thư ký dự án

3

PGS. TS. Trần Chí Thiện

TUEBA

Thành viên chính

4

PGS.TS. Trần Nhuận Kiên

TUEBA

Thành viên chính

5

PGS. TS. Trần Đình Tuấn

TUEBA

Thành viên chính

6

PGS. TS. Đỗ Thị Thúy Phương

TUEBA

Thành viên chính

7

TS. Ma Thị Hường

TUEBA

Thành viên chính

8

TS. Nguyễn Thị Yến

TUEBA

Thành viên chính

9

ThS. Đào Thị Hương

TUEBA

Thành viên chính

10

ThS. Tạ Việt Anh

TUEBA

Thành viên chính

11

TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

TUEBA

Thành viên chính

12

ThS. Nông Trung Hiếu

Phòng NN và PTNN huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Thành viên

7. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

- Thời gian: 12/2021.

- Địa điểm: Sở Khoa học và Công nghệ, Tổ 5, Phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng

8. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện dự án

8.1. Về sản phẩm khoa học

a) Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1.

Thuyết minh dự án

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2.

Báo cáo tổng kết

 

X

 

 

X

 

 

X

 

3.

Báo cáo tóm tắt

 

X

 

 

X

 

 

X

 

4.

Báo cáo đánh giá hiện trạng về sản xuất, kinh doanh của các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng;

 

X

 

 

X

 

 

X

 

5.

Báo cáo chỉ tiêu chất lượng cảm quan đặc thù của các sản phẩm từ cây thạch đen mang nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

 

X

 

 

X

 

 

X

 

6.

Bộ quy trình kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ cây thạch đen mang NHCN “Thạch An”

 

X

 

 

X

 

 

X

 

7.

Báo cáo chỉ tiêu chất lượng đặc thù của các sản phẩm từ cây thạch đen mang nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

 

X

 

 

X

 

 

X

 

8.

Bộ tiêu chí chứng nhận cho các sản phẩm từ cây thạch đen mang nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

 

X

 

 

X

 

 

X

 

9.

Bản đồ khoanh vùng khu vực địa lý sản xuất sản phẩm Thạch đen mang nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An”.

 

X

 

 

X

 

 

X

 

10.

Logo mang nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

 

X

 

 

X

 

 

X

 

11.

Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

 

X

 

 

X

 

 

X

 

12.

Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

 

X

 

 

X

 

 

X

 

13.

Mô hình tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. (sơ đồ tổ chức quản lý, xác định vị trí, chức năng, phạm vi thẩm quyền của từng đơn vị, cá nhân.....) được xây dựng và ứng dụng trên thực tế

 

X

 

 

X

 

 

X

 

14.

Hệ thống các phương tiện phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

 

X

 

 

X

 

 

X

 

15.

Quy định về quy trình kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm Thạch đen mang NHCN “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

 

X

 

 

X

 

 

X

 

16.

Quy định về cấp, sửa đổi, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

 

X

 

 

X

 

 

X

 

17.

Quy chế kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

 

X

 

 

X

 

 

X

 

18.

Tài liệu tập huấn về quy định sử dụng tem nhãn và quy trình cấp sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

 

X

 

 

X

 

 

X

 

19.

Biên bản bàn giao in ấn các phương tiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm (Hệ thống các phương tiện quảng bá, Website, 200 sổ tay, 10.000 ten Qrcode, văn bằng chứng nhận NHCN “Thạch đen – Thạch An”

 

X

 

 

X

 

 

X

 

b. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có):

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

1.

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

c. Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có):

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

Ghi chú

1.

Bộ hồ sơ cấp quyền NHCN

2021

UBND huyện Thạch An

Sử dụng cấp quyền cho 06 hộ sản xuất

2.

Bộ nhận diện thương hiệu NHCN Thạch đen Thạch An

2021

- UBND huyện Thạch An

- Các HTX, hộ sản xuất

Sử dụng trong:

-Hội chợ nông sản an toàn xuất khẩu

- In ấn bao bì sản phẩm, phương tiện truyền thông

          d. Về những đóng góp mới của dự án

+ NHCN “Thạch đen – Thạch An” được bảo hộ thành công

+ Hệ thống quản lý NHCN “Thạch đen – Thạch An” được thiết lập, triển khai trong thực tế

+ Bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm thạch đen được hình thành và áp dụng vào thực tiễn

          e. Về hiệu quả của dự án

* Hiệu quả kinh tế

Nhãn hiệu chứng nhận “Thạch đen – Thạch An” được bảo hộ đã khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Đây là cơ hội thuận lợi, phát huy lợi thế cạnh tranh để làm tăng giá trị kinh tế cho người dân tại địa phương.

Dự án đã có những tác động bước đầu tới các hộ nông dân khi tiếp cận với tư duy sản xuất khoa học, kiểm soát chất lượng chặt chẽ với hệ thống tiêu chí chất lượng chung cho toàn huyện, cách sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Góp phần ổn định cơ cấu kinh tế của huyện và tỉnh, tạo nên vùng kinh tế bền vững và nền nông nghiệp sạch hiệu quả có giá trị kinh tế cao.

Tạo ra các cơ sở quan trọng để thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững vùng trồng thạch đen của huyện Thạch An ổn định không chỉ về số lượng mà cả chất lượng, mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tạo cơ sở để đề xuất các chính sách, cơ chế phát triển sản xuất bền vững, tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

* Hiệu quả xã hội

Góp phần giữ gìn và phát triển một loại sản phẩm có thế mạnh, bảo tồn và tôn vinh nét đẹp văn hoá truyền thống nông nghiệp của vùng Đông Bắc.

Nhận thức của cộng đồng về ứng dụng kỹ thuật sản xuất mới tăng cao. Các hoạt động triển khai của dự án đã góp phần nâng cao kiến thức và nhận thức của hộ sản xuất, hợp tác xã sản xuất kinh doanh thạch đen về việc áp dụng kỹ thuật thâm canh đảm bảo quy trình an toàn; giữ gìn phát triển thương hiệu thạch đen Thạch An trên thị trường.

Khi ổn định sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm sẽ góp phần ổn định được xã hội vì nó sẽ thu hút và bố trí được lao động; Huyện Thạch An sẽ có thêm danh mục sản phẩm nông sản được xây dựng thương hiệu.

Nhận thức của người dân và cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn được cải thiện về thương hiệu, bảo hộ và bảo vệ thương hiệu NHCN và phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp an toàn.

* Hiệu quả môi trường

Thực hiện quản lý NHCN một cách chặt chẽ thông qua kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ góp phần giúp hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Việc tăng diện tích trồng thạch đen đã góp phần giúp điều hòa không khí, phủ xanh các ngọn đồi, khu vườn của hộ gia đình tạo ra không gian thoáng mát cho khu vực dân cư.

g. Đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Về tiến độ thực hiện: Nộp hồ sơ đúng hạn;                                                   

- Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Căn cứ kết quả của Hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá, nghiệm thu họp ngày 23/12/2021.














image advertisement