Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Cao Bằng
Lượt xem: 50

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự thay đổi một cách căn bản đời sống kinh tế - xã hội khu vực nông thôn theo hướng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Để thực hiện thành công mục tiêu trên phụ thuộc rất lớn vào năng lực lãnh đạo và quản lý của cấp ủy, chính quyền cơ sở và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Vì vậy, để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là hết sức quan trọng, cần thiết; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay.

1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, rộng khắp cả nước, tạo sự chuyển biến lớn cả về lượng và chất đối với làng quê Việt Nam với những kết quả tích cực. Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 cũng đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu đến hết năm 2025, số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt 50 xã, trong đó: 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Kết quả đến năm 2023, toàn tỉnh duy trì 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 10,32 tiêu chí/xã. Có 08 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 46 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 64 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; 04 xã đạt dưới 5 tiêu chí; hiện chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bình quân đạt 7,22 tiêu chí/xã. Từ những kết quả và mục tiêu xây dựng nông thôn mới nêu trên, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, sự quản lý, điều hành và đầu tư các nguồn lực của Nhà nước, sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân thì cần phải đẩy mạnh hoạt động nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Những năm qua đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Cao Bằng từng bước phát triển cả số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ mới, nhất là quá trình xây dựng nông thôn mới. Tính đến 31/12/2023, toàn tỉnh Cao Bằng có 3.351 cán bộ, công chức cấp xã. Về trình độ chuyên môn sơ cấp: 10 người, chiếm tỷ lệ 0,29%; trung cấp: 524 người, chiếm tỷ lệ 15,6%; cao đẳng: 147 người, chiếm tỷ lệ 4,38%; đại học, trên đại học: 2.670 người, chiếm tỷ lệ 79,6%. Trình độ lý luận chính trị: sơ cấp: 324 người, chiếm tỷ lệ 9,66%; trung cấp: 2.458 người, chiếm tỷ lệ 73,3%; cao cấp: 77 người, chiếm tỷ lệ 2.29%; Trình độ quản lý nhà nước: 3.165 người, chiếm tỷ lệ 94,4%.Đa số cán bộ, công chức cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới; có lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi với nhân dân, tâm huyết với công việc; luôn tiên phong, gương mẫu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong việc hiến kế, hiến đất, góp công, góp của trong xây dựng nông thôn mới, góp phần giúp hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở có chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn, nhất là các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 19/7/2011 phê duyệt duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xác định đối tượng, nội dung đào tạo, tấp huấn theo chuyên đề khung của Trung ương, đồng thời tập huấn một số chuyên đề chuyên môn gắn với thực tế của địa phương. Giai đoạn 2010-2019, tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 9.228 lượt cán bộ, công chức cấp xã; 415 lớp cho 29.970 lượt cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp. Các lớp đào tạo đã cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ chế, chính sách, quy trình triển khai thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2010-2020, đồng thời trang bị thêm cho cán bộ xây dựng nông thôn mới ở cơ sở những kỹ năng về xây dựng, lập kế hoạch, kỹ năng tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư. Từ đó, nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo, huy động được nguồn lực, tổ chức thực hiện các nội dung của chương trình đạt hiệu quả.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, cần tập trung tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền cơ sở về nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đánh giá đúng thực trạng theo từng nhóm chức danh cán bộ, làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo sử dụng cán bộ. Thường xuyên rà soát, định kỳ hằng năm tiến hành công tác đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Tiến hành khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức xã. Trên cơ sở đó có thể đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ kém phẩm chất, không đủ tiêu chuẩn, thực hiện trong sạch hệ thống chính trị cấp xã. Đồng thời có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng theo chức danh; khuyến khích cán bộ, công chức tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ. Đào tạo cán bộ, công chức phải căn cứ vào quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh và nhu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, công chức.

Xây dựng kế hoạch luân chuyển, tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về những cơ sở còn yếu kém hoặc có nhiều cán bộ chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ này đi đào tạo. Cần có chính sách, cơ chế cụ thể, đồng bộ trong việc tạo nguồn cán bộ cơ sở tại chỗ và thu hút cán bộ trẻ có trình độ, chuyên ngành phù hợp về công tác ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, xem đây là việc rèn luyện thực tế sau học tập, là thời gian tập sự, thử thách để sinh viên trở thành cán bộ, công chức, là nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tương lai.

Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, tập trung đào tạo đối tượng là cán bộ, công chức theo hướng lồng ghép, kết hợp giữa đào tạo chuyên môn với lý luận chính trị, quản lý nhà nước và kỹ năng hành chính. Việc tuyển, chọn người đi đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm đúng đối tượng, đúng địa chỉ, trong quy hoạch, đồng thời cần đánh giá, kết quả sử dụng cán bộ, công chức xã sau đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung giáo trình, tài liệu cho phù hợp.

Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, coi trọng việc rèn luyện nâng cao kỹ năng công tác trong xây dựng nông thôn mới: kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục, kỹ năng lập dự án, xây dựng kế hoạch, kỹ năng hành chính..., phù hợp với tính chất, đặc thù công việc ở cấp xã. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát với thực tiễn sao cho cán bộ sau đào tạo phải có đủ trình độ và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội ở xã nói chung và thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng cấp nhật kiến thức mới theo định kỳ, bắt buộc hng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.

Đội ngũ cán bộ, công chức xã có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thực thi công vụ và xây dựng nông thôn mớihiện nay, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở cũng như kết quả và chất lượng xây dựng nông thôn mới xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức xã. Vì thế, việc đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã vững mạnh về chính trị, có đạo đức, lối sống trong sạch, có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay.

Tác giải bài viết: Hoàng Việt Hưng - Trường Chính trị Hoàng Đình Giong
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 














image advertisement