Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu và phát triển vùng sản xuất dược liệu Hoài Sơn (củ mài) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng theo chuỗi giá trị sản phẩm
Lượt xem: 389

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Minh Tuấn.

Thời gian thực hiện: Năm 2020-2022.

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp.

 

1. Mục tiêu

- Xây dựng được 01 mô hình thâm canh dược liệu Hoài Sơn theo chuỗi giá trị sản phẩm quy mô 0,3 ha có năng suất 35-40 tấn củ tươi/ha, sản lượng 3,0-3,5 tấn củ khô/0,3 ha, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.

- Hoàn thiện 01 quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế dược liệu Hoài Sơn.

- Hình thành mô hình mẫu trong việc liên kết tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa.

2. Nội dung chính của nhiệm vụ

Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng sản xuất và lựa chọn đất đai, địa điểm trồng thích hợp cho cây Hoài Sơn.

Nội dung 2: Xây dựng mô hình trồng, theo dõi, đánh giá cây dược liệu Hoài Sơn theo chuỗi giá trị sản phẩm, quy mô 0,3ha tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình.

Nội dung 3: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái dược liệu Hoài Sơn tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Nội dung 4: Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật và tổ chức hội nghị đầu bờ.

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, đánh giá;

- Phương pháp thu thập thông tin định tính và định lượng;

- Phương pháp tổng hợp, phân tích;

- Phương pháp bố trí thí nghiệm.

4. Kết quả và sản phẩm dự kiến

- Mô hình sản xuất thâm canh cây Hoài Sơn quy mô 0,3 ha tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, với năng suất 35-40 tấn củ tươi/ha, sản lượng 3,0-3,5 tấn củ khô/0,3 ha.

- Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt.

- Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng, cụ thể:

+ 01 Báo cáo kết quả điều tra sản xuất dược liệu Hoài Sơn tại vùng triển khai thực hiện Đề tài.

+ 01 Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và dược liệu gồm cả cây Hoài Sơn.

- 01 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái dược liệu Hoài Sơn.

- Đào tạo, tập huấn cho 30 lượt người về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái dược liệu Hoài Sơn.

- 01 Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên hoặc các tạp chí chuyên ngành uy tín khác.
Sở KH&CN
Tin khác
1 2 3 4 














image advertisement