Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất cây giống và phát triển trồng rừng kinh doanh tại xã Bình Dương, huyện Hòa An
Lượt xem: 1503
Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Văn Hiếu Đơn vị chủ trì: Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Đồng Tâm Thời gian thực hiện: 2011 - 2014
I. Đặt vấn đề
Xã Bình Dương, huyện Hòa An, Cao Bằng có diện tích đất lâm nghiệp còn khá lớn, nhưng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, mặc dù diện tích đất rừng đã được giao cho các hộ dân, song việc quản lý và trồng rừng chưa có hiệu quả, chủ yếu là khoanh nuôi, bảo vệ, chưa có giải pháp phát triển để có nguồn thu nhập từ rừng.
II. Mục tiêu
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất cây giống và phát triển trồng rừng kinh doanh, góp phần tăng cường năng lực về sản xuất giống tại chỗ phục vụ cho việc phát triển trồng rừng. Xây dựng vườn nhân giống quy mô 50 vạn cây/năm và trồng mới 50 ha rừng keo lai.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Công tác chuyển giao công nghệ:
Trên cơ sở kết quả điều tra về thực trạng trồng rừng, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nhóm nghiên cứu đã biên soạn quy trình nhân giống keo lai bằng phương pháp giâm hom, chăm sóc vườn cây vật liệu khởi đầu, thiết kế mô hình trồng rừng, kỹ thuật trồng rừng keo lai và chăm sóc rừng trồng. Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) đã tiến hành đào tạo 5 kỹ thuật viên cơ sở, tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật nhân giống và trồng rừng keo lai cho 80 nông dân. Qua tập huấn những người nông dân đã tự nhân giống cây keo lai bằng phương pháp giâm hom, thiết kế rừng trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng.
2. Xây dựng vườn ươm:
Xây dựng vườn giống vật liệu khởi đầu, diện tích 10.000m2, trồng cây vật liệu khởi đầu đảm bảo khai thác hom giâm cho sản xuất 50 vạn cây giống keo lai/năm. Cây giống chọn cây F1 có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, do Trung tâm giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp là đơn vị chuyển giao công nghệ cung cấp.
iến hành xây dựng vườn ươm và thực hiện các khâu kỹ thuật vườn ươm, từ cắt hom, xử lý hom, giâm hom, chăm sóc hom sau giâm, chăm sóc cây con đến khi xuất vườn.
Xây dựng vườn ươm giống cấp I, diện tích 1000 m2 và vườn ươm giống cấp II, diện tích 2000m2, với quy mô 50 vạn cây giống, cho tỷ lệ xuất vườn trên 90%.
3. Trồng rừng:
Tiến hành thiết kế và trồng 100 ha rừng keo lai. Qua theo dõi cho thấy tỷ lệ sống năm đầu đạt trên 85%, sau 3 năm trồng cây phát triển khá đồng đều, đường kính cây trung bình 4,6 cm, chiều cao cây đạt 3,3m. Chất lượng rừng trồng được đánh giá qua độ thẳng cây và sâu bệnh hại, cây có thân thẳng chiếm 30 – 45% và rất thẳng 45 - 65%, cây có thân hơi cong 6%. Cây keo lai hầu như không bị sâu bệnh hại, hoặc rất ít dưới 10%, với mức độ gây hại này không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng rừng keo.
4. Hiệu quả kinh tế xã hội:
Qua triển khai thực hiện, những hộ dân trong vùng dự án đã nắm được kiến thức cơ bản về ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông lâm nghiệp. Việc trồng rừng sản xuất mỗi năm đã tạo công ăn việc làm cho 40 – 50 lao động địa phương, thu nhập hàng tháng trên 3 triệu đồng/người. Từ kết quả trên, trong những năm tiếp theo việc Hợp tác xã đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH Quang Minh, là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh và chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, sẽ đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định.
Kết qủa đạt được của dự án cũng đã góp phần quan trọng trong thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển và tăng thu nhập từ rừng, từng bước ổn định đời sống người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Tin khác
1 2 3 














image advertisement