Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật công nghệ và quản lý nhằm giảm tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác một số khoáng sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 1537
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phụ Vụ - ThS. Lê Thị Huệ
Đơn vị thực hiện: Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Thời gian thực hiện: năm 2012-2013
Lĩnh vực nghiên cứu: Môi trường sinh thái
I- Đặt vấn đề
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước, cách xa trung tâm kinh tế - văn hóa của đất nước. Tỉnh Cao Bằng là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển đặc biệt là ngành khai thác và chế biến khóang sản. Hiện nay, theo tài liệu địa chất trên địa bàn của tỉnh có khoảng 199 mỏ và điểm mỏ, khai thác nhiều loại khoáng sản khác nhau nằm phân bố rải rác ở các huyện và thành phố Cao Bằng.
Trong các loại khoáng sản khai thác, quặng sắt có trữ lượng từ 50-70 triệu tấn, quặng Mangan khoảng 6-7 triệu tấn, quặng Bauxit nhôm 200 triệu tấn. Việc khai thác các loại khoáng sản đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước nói chung của tỉnh Cao Bằng nói riêng.
Nhằm thực hiện nghiêm, có hiệu quả Luật khoáng sản 2010, thu hồi tối đa khoáng sản có trong lòng đất, sử dụng hiệu quả, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực do khai thác khoáng sản tới môi trường, bằng nguồn vốn sự nghiệp KH&CN tỉnh Cao Bằng, cán bộ giảng viên Bộ môn Khai Thác Lộ Thiên trường ĐH Mỏ - Địa chất đã tham gia nghiên cứu đề tài: “nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật công nghệ và quản lý nhằm giảm tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác một số loại khoáng sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”.
II- Mục tiêu
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ và quản lý nhằm giảm thiểu tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác một số mỏ khoáng sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
III- Kết quả nghiên cứu
Khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng rất phong phú và đa dạng. Khoáng sản quặng đã được khai thác và sử dụng khá sớm, với quy mô khai thác vừa và nhỏ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng khoáng sản của đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác các loại khoáng sản đã bộc lộ một số nhược điểm sau:
- Hiệu quả khai thác chưa cao;
- Sản lượng khai thác thấp;
- Thất thoát khoáng sản lớn.
Nguyên nhân chủ yếu sau: Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn phức tạp, chưa đầu tư kỹ thuật công nghệ, ĐBTB khai thác tiên tiến phụ thuộc với điều kiện tự nhiên của khoáng sản. Mỏ và điểm mỏ khoáng sản (quặng) phân bố rải rác, xa trung tâm kinh tế - văn hóa của Tỉnh, khó khăn trong công tác quản lý. Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, cần phải lựa chọn được các biện pháp kỹ thuật công nghệ và ĐBTB khai thác, phương pháp khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng loại khoáng sản có ích.
- Loại quặng trong đới hóa;
- Loại quặng gốc khai thác bằng phương pháp khai thác lộ thiên;
- Loại quặng gốc khai thác bằng phương pháp khai thac hầm lò.
IV- Tổng kinh phí đề tài
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 640.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu trăm bốn mươi triệu đồng chẵn).
V- Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận: Qua qúa trình khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật công nghệ và quản lý nhằm giảm tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác một số loại khoáng sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các kết luận:
1. Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi phía bắc có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đa dạng về chủng loại thuận lợi cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
2. Hoạt động khoáng sản của tỉnh Cao Bằng đang diễn ra sôi động nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và tận thu. Công nghệ khai thác và chế biến thuộc loại trung bình và thấp, ĐBTB khai thác – vận tải cỡ vừa và nhỏ có chất lượng thấp. Do vậy, hiệu quả kinh tế không lớn, không tránh khỏi tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
3. Công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản còn gặp nhiều khó khăn do số lượng mỏ lớn, phân bố rải rác trên địa bàn rộng, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý mỏng phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản của tỉnh.
4. Để giảm tổn thất tài nguyên khoáng sản và ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác một số loại khoáng sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cần áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ - kỹ thuật và quản lý sau:
4.1. Giải pháp quản lý:
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tham gia hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến với quy mô phù hợp với Luật định, đầu tư áp dụng kỹ thuật – công nghệ tiên tiến đảm bảo khai thác có hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.
+ Đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và địa phương nơi có mỏ.
+ Tuân thủ việc cấp phép khai thác theo quy định.
+ Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động khoáng sản nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý hoạt động khoáng sản, nghĩa vụ và quyền lợi của các doanh nghiệp cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản.
4.2. Giải pháp kỹ thuật – công nghệ:
+ Sử dụng HTKT với gốc bờ công tác lớn;
+ Sử dụng thiết bị linh hoạt, cơ động, đáp ứng yêu cầu khai thác chọn lọc như: máy khoan đập xoay, máy xúc thủy lực gàu ngược, máy ủi, xe cạp đất làm giảm tổn thất và giảm ô nhiễm môi trường.
+ Áp dụng các phương pháp khai thác chọn lọc thích hợp (phù hợp với điều kiện của khoáng sản)
+ Sử dụng phương pháp nổ mìn chọn lọc với phương pháp nổ mìn vi sai phi điện, nổ mìn tạo biên.
+ Sử dụng đồng bộ thiết bị ô tô, máy bốc, xe ủi, hoặc ô tô, máy xúc thủy lực gầu ngược, máy ủi để khai thác khoáng sản sa khoáng, phong hóa.
+ Đối với các vỉa mỏng nằm sâu dưới lòng đất áp dụng phương pháp hầm lò.
5. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ khai thác một số khoáng sản trọng điểm nhằm giảm tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác.
+ Các mỏ sắt Ngườm Cháng, Nà Lũng áp dụng HTKT xuống sâu hai bờ công tác khấu đất đá theo lớp dốc sử dụng sơ đồ xúc bốc chọn lọc bằng máy xúc TLGN (xúc lấn vách vỉa).
+ Quặng sắt phong hóa, thiếc, chì kẽm sa khoáng khai thác bằng phương pháp cơ giới (ô tô, máy bốc, hoặc máy xúc TLGN, máy ủi), đất quặng được xúc trực tiếp hoặc làm tơi bằng khoan nổ mìn vận chuyển bằng ô tô về nhà máy chế biến.
2. Kiến nghị :Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo góp phần để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khoáng sản cho các cơ quan quản lý trong tỉnh, giúp các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước và địa phương theo luật khoáng sản.
Ưu tiên, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có khả năng đầu tư công nghệ và thiết bị khai thác tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên cụ thể của khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác./.
Tin khác
1 2 3 














image advertisement